Quản lý chất lượng thuốc y học cổ truyền
Đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về số liệu dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền (YHCT) sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ nhu cầu thực tế về dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền của các doanh nghiệp dược sử dụng mỗi năm khoảng 17 đến 18 nghìn tấn các loại.Danh mục thuốc YHCT chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh bằng YHCT của cả nước đã có 300 vị. Đáng chú ý, hiện nay việc quản lý nhà nước về dược liệu, vị thuốc YHCT chưa đồng bộ, chồng chéo, còn bỏ ngỏ. Điều đó dẫn đến chất lượng dược liệu chưa được quan tâm đúng mức. Mới đây, các cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra phát hiện có tới 60% số mẫu được kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn theo quy định của dược điển Việt Nam. Trong đó có loại thuốc bốc nhầm, có loại trộn cả xi-măng, ngâm tẩm hóa chất độc hại gây ung thư...Đây là tiếng chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan...
Danh mục thuốc YHCT chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh bằng YHCT của cả nước đã có 300 vị. Đáng chú ý, hiện nay việc quản lý nhà nước về dược liệu, vị thuốc YHCT chưa đồng bộ, chồng chéo, còn bỏ ngỏ. Điều đó dẫn đến chất lượng dược liệu chưa được quan tâm đúng mức. Mới đây, các cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra phát hiện có tới 60% số mẫu được kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn theo quy định của dược điển Việt Nam. Trong đó có loại thuốc bốc nhầm, có loại trộn cả xi-măng, ngâm tẩm hóa chất độc hại gây ung thư…
Đây là tiếng chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có những biện pháp quản lý chất lượng một cách chặt chẽ hơn, nhất là khi Việt Nam là một trong những nước có thế mạnh và đang khuyến khích người dân sử dụng thuốc YHCT trong phòng và điều trị bệnh. Việc bảo đảm chất lượng thuốc YHCT cần được bảo đảm từ khâu nuôi trồng đến chế biến, bảo quản, lưu thông, phân phối và giám sát chặt chẽ chất lượng dược liệu nhập khẩu. Không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, phát hiện, ngành y tế cần phối hợp các ngành liên quan truy xuất nguồn gốc đối với những loại dược liệu, thuốc YHCT có vi phạm để tìm hiểu rõ vấn đề và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện có, các cơ quan chức năng cần tăng cường hoạt động nghiên cứu tiêu chuẩn dược liệu, vị thuốc YHCT của các nước trên thế giới để từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn dược liệu, vị thuốc YHCT Việt Nam (trước mắt tập trung vào các dược liệu, vị thuốc YHCT sử dụng nhiều và quan trọng). Từ đó có cơ sở để người quản lý, người sử dụng có cơ sở để kiểm tra, lựa chọn, mua bán dược liệu có chất lượng tốt.
Hiện nay việc quản lý nhà nước về dược liệu, vị thuốc YHCT trên thị trường do nhiều đơn vị quản lý; từ khâu gây giống, nuôi trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản, nghiên cứu, bào chế, sản xuất, lưu thông, phân phối đến xuất khẩu, nhập khẩu. Chính vì vậy, cần có những điều chỉnh cho phù hợp, tạo sự thống nhất từ việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đến có cơ chế khuyến khích, ưu đãi cho các đơn vị nuôi trồng, bảo tồn và phát triển dược liệu bảo đảm chất lượng. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh về bảo tồn, nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng dược liệu, vị thuốc YHCT bảo đảm chất lượng cung cấp trong nước và xuất khẩu.
Các ngành có liên quan cần xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án về sản xuất, chế biến, phát triển dược liệu phù hợp thực tiễn của Việt Nam và phù hợp với các nước trong khu vực. Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vùng trồng dược liệu sạch, dây chuyền chế biến vị thuốc YHCT theo quy mô công nghiệp đạt chất lượng. Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về cây, con làm thuốc, nghiên cứu YHCT dựa trên bằng chứng nhằm chứng minh tính an toàn và hiệu quả của thuốc YHCT.
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở phục vụ công tác dược cổ truyền cần được đầu tư, nâng cấp hơn nữa để bảo đảm cung cấp đủ thuốc YHCT đạt chất lượng cho người bệnh. Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư trang thiết bị và nhân lực cho hệ thống kiểm nghiệm để giám sát chặt chẽ chất lượng dược liệu, vị thuốc YHCT.
Theo Nhandan
Ý kiến ()