Quan hệ Mỹ-EU trong NATO còn khăng khít ?
Ngày 10-6 vừa qua, tại Brussel (Bỉ), trong chuyến thăm cuối cùng tới châu Âu trước khi về hưu vào ngày 30-6, do Mỹ phải chịu sức ép cắt giảm chi tiêu quốc phòng, và thất thất bại trong việc cố gắng thuyết phục các đồng minh châu Âu tăng kinh phí quốc phòng và chia sẻ gánh nặng quân sự tại nhiều điểm nóng trên thế giới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã có những phát biểu bất thường về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO). Dưới đây là bình luận đăng trên tờ Washington Post ngày 15-6 của ông Richard N. Haass, hiện là Chủ tịch của Hội đồng quan hệ đối ngoại, Giám đốc chính sách và kế hoạch tại Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2001 tới 2003.Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đưa ra bài phát biểu về chính sách cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình trong tháng này để chỉ trích NATO và các đồng minh châu Âu, ông lại đang lâm vào mối lo lắng truyền thống: Người Mỹ vẫn luôn lo ngại rằng châu Âu đang lẩn tránh việc chia sẻ các gánh nặng...
Ngày 10-6 vừa qua, tại Brussel (Bỉ), trong chuyến thăm cuối cùng tới châu Âu trước khi về hưu vào ngày 30-6, do Mỹ phải chịu sức ép cắt giảm chi tiêu quốc phòng, và thất thất bại trong việc cố gắng thuyết phục các đồng minh châu Âu tăng kinh phí quốc phòng và chia sẻ gánh nặng quân sự tại nhiều điểm nóng trên thế giới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã có những phát biểu bất thường về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO). Dưới đây là bình luận đăng trên tờ Washington Post ngày 15-6 của ông Richard N. Haass, hiện là Chủ tịch của Hội đồng quan hệ đối ngoại, Giám đốc chính sách và kế hoạch tại Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2001 tới 2003.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đưa ra bài phát biểu về chính sách cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình trong tháng này để chỉ trích NATO và các đồng minh châu Âu, ông lại đang lâm vào mối lo lắng truyền thống: Người Mỹ vẫn luôn lo ngại rằng châu Âu đang lẩn tránh việc chia sẻ các gánh nặng toàn cầu kể từ khi bắt đầu mối quan hệ đồng minh 60 năm qua.
Ông Gates đã đánh tiếng bi quan, cảnh báo “một khả năng thực tế về một tương lai không rõ ràng, nếu không nói là ảm đạm, cho khối đồng minh xuyên Đại Tây Dương này”. Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc sắp mãn nhiệm có thể vẫn chưa đủ bi quan. Mối quan hệ đối tác Mỹ-châu Âu, vốn được chứng minh là trung tâm điều khiển và giành chiến thắng trong Chiến tranh lạnh, chắc chắn sẽ đóng vai trò giảm sút đáng kể trong những năm tới. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta đều hiểu là: Nếu ngày nay không tồn tại NATO, liệu có ai cảm thấy bức thiết phải thành lập tổ chức này? Và câu trả lời thành thực là không.
Trong những thập kỷ tới, ảnh hưởng của châu Âu tới các vấn đề nằm ngoài lãnh thổ của nó sẽ bị hạn chế mạnh mẽ, và đó sẽ là các khu vực khác sẽ được củng cố và xác định rõ ràng nhất trong thế kỷ 21 chứ không phải là châu Âu.
Chắc chắn rằng, một lý do giải thích xu hướng đứng ngoài ngày càng gia tăng của NATO bắt nguồn từ cách cư xử của các thành viên châu Âu trong tổ chức này. Vấn đề không phải là số lượng quân châu Âu (hiện có hai triệu quân) hay việc chi tiêu quốc phòng của châu Âu (300 tỷ USD/ năm), mà hơn hết là việc số lượng quân được tổ chức như thế nào và số tiền được chi tiêu ra sao. Với NATO, toàn bộ tổ chức kém quan trọng hơn từng bộ phận cấu thành nên nó. Các quyết định quan trọng vẫn do mỗi quốc gia tự đưa ra, hầu hết các cuộc thảo luận về chính sách phòng vệ chung vẫn chỉ mang tính hình thức. Có rất ít việc cụ thể hóa hay hợp tác hành động. Còn thiếu nhiều đánh giá tình báo và hậu cần cần thiết để thiết lập lực lượng quân đội cho các chiến trường xa xôi. Nỗ lực của liên quân tại Libya- một sự can thiệp được tính toán kém cỏi, sự phản đối rộng rãi việc tham chiến hay việc không thể tham gia vào các chiến dịch tấn công thực tế, những khó khăn rõ ràng trong việc duy trì các hoạt động với cường độ cao-là lời nhắc nhở hàng ngày về những gì mà một tổ chức quân sự mạnh nhất thế giới không thể thực hiện được.
Với việc Chiến tranh lạnh và mối đe dọa Liên Xô đã trở thành ký ức xa xưa, có rất ít quyết tâm chính trị dựa trên nền tảng quốc gia với quốc gia, để thiết lập các quỹ công thích đáng cho các hoạt động quân sự. (Anh và Pháp, mỗi nước chi hơn hai phần trăm tổng sản phẩm nội địa cho quốc phòng, là hai trong số các trường hợp ngoại lệ). Thậm chí ở nơi mà quyết tâm can thiệp bằng lực lượng quân đội hiện có như tại Afghanistan, nơi có tới hơn 35 nghìn lính châu Âu được triển khai, thì cũng có những ràng buộc nghiêm khắc. Một số chính phủ, như Đức có lịch sử hạn chế tham gia vào các hoạt động chiến đấu, trong khi đó, việc chấp nhận tổn thất lại giảm đi tại nhiều quốc gia châu Âu.
Nhưng sẽ là sai lầm, nếu chỉ đổ lỗi cho châu Âu và những lựa chọn của riêng họ mà không đề cập tới thất bại. Có nhiều nhân tố mang tính lịch sử lớn hơn khiến châu lục này đang ngày càng mất dần ảnh hưởng tới các vấn đề quốc tế.
Trớ trêu thay, những thành công đáng kể của riêng châu Âu lại là một nguyên nhân chủ yếu khiến các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ kém quan trọng trong tương lai. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện nay sẽ không thể làm lu mờ thành tựu lịch sử của việc xây dựng một châu Âu hợp nhất hơn nửa thế kỷ qua. Châu lục này đã nhất thể trên quy mô lớn, tự do và ổn định. Châu Âu, vũ đài chính của nhiều cạnh tranh địa chính trị trong thế kỷ 20, sẽ không còn như vậy trong thế kỷ mới-và đó là một điều tốt.
Sự tương phản với châu Á khó có thể gây ấn tượng hơn. Châu Á đang dần trở thành trung tâm hấp dẫn kinh tế thế giới; câu hỏi lịch sử là liệu sự biến đổi năng động này có thể diễn ra một cách hòa bình. Trong khi các cường quốc chính của châu Âu như Đức, Pháp và Anh- đang hoà dịu, và các thỏa thuận khu vực đã đạt được cả về chiều rộng và chiều sâu; thì tại châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia… vẫn đang dõi theo nhau một cách thận trọng. Các hiệp định và thỏa thuận khu vực, đặc biệt ở các lĩnh vực chính trị và an ninh vẫn mong manh. Không thể tránh khỏi sự cạnh tranh kinh tế và chính trị, xung đột quân sự không thể bị loại trừ. Trong điều kiện tốt nhất thì châu Âu sẽ đóng một vài trò khiêm tốn với tầm ảnh hưởng tới sự phát triển của những vấn đề này.
Nếu châu Á, với sự năng động và những đấu tranh quyền lợi của mình, theo nhiều cách nào đó tương tự như châu Âu 100 năm trước, thì Trung Đông lại gợi nhớ lại nhiều hơn về một châu Âu vài thế kỷ trước đây: một sự chắp vá của các nền quân chủ có nguy cơ sụp đổ, bất ổn nội bộ với các cuộc xung đột không thể giải quyết. Khả năng ảnh hưởng của châu Âu tới tiến trình của khu vực này cũng sẽ bị hạn chế mạnh mẽ.
Những thay đổi chính trị và nhân khẩu học tại châu Âu cũng như Mỹ, cũng sẽ bảo đảm rằng đồng minh xuyên Đại Tây Dương này sẽ mất dần quyền lực. Tại châu Âu, dự án nhất thể hoá châu Âu sẽ vẫn thu hút sự chú ý của nhiều nước, nhưng với một số nước, đặc biệt là những nước nam Âu đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nghiêm trọng, thì tình trạng rối loạn kinh tế trong nước lại là vấn đề ưu tiên. Không còn nghi ngờ gì nữa, đối với người dân châu Âu, những thách thức an ninh của châu Âu về địa chính trị, chính trị và tâm lý ít bức thiết hơn các thách thức kinh tế. Các vấn đề tài chính đang gia tăng và việc cấp thiết phải cắt giảm thâm hụt ngân sách, chắc chắn sẽ hạn chế những hoạt động mà châu Âu có thể làm được về mặt quân sự vượt khỏi phạm vi châu lục này.
Hơn nữa, mối quan hệ thân thiết xuyên Đại Tây Dương đã được thử thách quan thời gian khi sức mạnh chính trị và kinh tế của Mỹ phần lớn nằm trong tay của giới chóp bu ở vùng đông bắc nước này, nơi mà nhiều người có tổ tiên ở châu Âu và chính họ dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển. Nước Mỹ ngày này- nổi bật với sự nổi lên của miền Nam và miền tây, cùng với số lượng ngày càng tăng những người Mỹ gốc Phi, gốc Mỹ Latinh và gốc Á- không còn nhiều khác biệt như trước. Kết quả là những vấn đề ưu tiên của người Mỹ và người châu Âu sẽ ngày càng khác biệt.
Cuối cùng, bản chất thực sự của quan hệ quốc tế cũng đang trải qua một sự biến đổi. Dù là mối quan hệ NATO trong suốt chiến tranh lạnh hay mối quan hệ Mỹ-Hàn Quốc hiện nay vốn tốt đẹp trong nhiều quyết định cứng rắn và có thể dự báo được, thì quan hệ đồng minh, mối quan hệ mà ở đó dễ dàng xác định được bạn và thù, cũng đang hiển hiện những cuộc chiến tiềm tàng, và có thể thấy được cả những điều bất ngờ.
Hầu như không bên nào trong mối quan hệ đồng minh này là chân thành ở thời điểm mang tính lịch sử hiện nay của chúng ta. Các mối đe doạ nhiều và rộng khắp. Các mối quan hệ dường như chỉ mang tính tình thế, ngày càng phụ thuộc vào sự nảy sinh vấn đề và các hoàn cảnh bất trắc. Các quốc gia có thể là bạn, là thù hoặc cả hai, phụ thuộc vào một ngày ngẫu nhiên trong tuần- hãy nhìn vào mối quan hệ Mỹ và Pakistan. Mối quan hệ đồng minh có xu hướng đòi hỏi những đánh giá chung và các nghĩa vụ rõ ràng. Việc hoạt động của những tổ chức liên minh sẽ vô cùng khó khăn khi thế giớ quan bất đồng và các cam kết theo kiểu tuỳ ý. Nhưng từ các cuộc xung đột tại Iraq, Afghanistan và hiện nay là Libya, rõ ràng đây là thế giới mà chúng ta đang sống.
Đối với Mỹ, các kết luận rất đơn giản. Trước tiên, không có chuyện lặp lại liên tục những vấn đề mà chính phủ châu Âu bất lực sẽ khiến họ hướng đến điều Washington muốn. Họ đã và đang thay đổi. Chúng ta cũng đang thay đổi. Thế giới cũng đang thay đổi.
Thứ hai, NATO là một tổ chức sẽ còn ít ảnh hưởng. Thay vào đó, Mỹ sẽ cần phải duy trì hoặc xây dựng các mối quan hệ song phương với một số ít nước châu Âu có thiện chí và khả năng hành động với Mỹ, kể cả lực lượng quân sự.
Thứ ba, các liên minh khác chắc chắn sẽ trở thành các đối tác tương quan hơn ở nhiều khu vực mà hiện nay có nhiều thách thức tiềm ẩn lớn nhất. Tại châu Á, liên minh này có thể là Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản; tại khu vực Trung Đông, liên minh này một lần nữa có thể là Ấn Độ với Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Saudi Arabia và một số nước khác.
Không số nào trong số những nguyên nhân trên đây biện minh cho lời kêu gọi giải tán NATO. Tổ chức liên minh này vẫn bao gồm những thành viên mà các lực lượng của họ đảm bảo các phần an ninh của châu Âu và là những nứơc có thể đóng góp cho sự ổn định ở Trung Đông. Tuy nhiên, thực tế là, kỷ nguyên mà châu Âu và các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương bị chi phối bởi chính sách đối ngoại của Mỹ đã qua. Về điều này, câu trả lời cho người Mỹ không phải để doạ nạt châu Âu, mà là để chấp nhận nó và điều chỉnh nó.
Theo Nhandan
Ý kiến ()