Quân đội Thái-lan mua sắm vũ khí
Tàu sân bay HTM8 Chặc-cri Na-ru-ê-bét tập trận. Thái-lan duyệt chi 170,28 tỷ bạt (5,2 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng năm tài chính 2011. Tăng 10% so với năm 2010 và chiếm 1,67% GDP. Khoảng từ 20 đến 30% số tiền này được chi để mua sắm vũ khí.Quân đội Hoàng gia Thái-lan được thành lập năm 1852 và đến năm 1887, nước này thành lập Bộ Quốc phòng dưới thời Vua Chu-la-long-con (lúc đó gọi là nước Xiêm). Ngày nay, quân đội Thái-lan gồm lực lượng thường trực (khoảng hơn 600 nghìn người) và dân quân bán vũ trang (khoảng gần 500 nghìn người). Lực lượng thường trực gồm ba quân chủng: Lục quân (RTA), Không quân (RTAF) và Hải quân (RTSF). Đứng đầu mỗi quân chủng có một Tư lệnh, trong đó Tư lệnh RTA là viên tướng chỉ huy uy quyền nhất trong quân đội. Quân đội nước này chia làm bốn Quân khu (QK). QK 1 phụ trách địa bàn Thủ đô Băng-cốc và các tỉnh miền trung; QK 2 - các tỉnh đông bắc, các tỉnh biên giới giáp Lào, Cam-pu-chia; QK 3 - các tỉnh phía bắc, tây bắc; QK 4 -...
|
Quân đội Hoàng gia Thái-lan được thành lập năm 1852 và đến năm 1887, nước này thành lập Bộ Quốc phòng dưới thời Vua Chu-la-long-con (lúc đó gọi là nước Xiêm). Ngày nay, quân đội Thái-lan gồm lực lượng thường trực (khoảng hơn 600 nghìn người) và dân quân bán vũ trang (khoảng gần 500 nghìn người). Lực lượng thường trực gồm ba quân chủng: Lục quân (RTA), Không quân (RTAF) và Hải quân (RTSF). Đứng đầu mỗi quân chủng có một Tư lệnh, trong đó Tư lệnh RTA là viên tướng chỉ huy uy quyền nhất trong quân đội. Quân đội nước này chia làm bốn Quân khu (QK). QK 1 phụ trách địa bàn Thủ đô Băng-cốc và các tỉnh miền trung; QK 2 – các tỉnh đông bắc, các tỉnh biên giới giáp Lào, Cam-pu-chia; QK 3 – các tỉnh phía bắc, tây bắc; QK 4 – các tỉnh phía nam, nơi có vùng cực nam bất ổn.
Thái-lan có số lượng vũ khí và phương tiện quân sự hiện đại so với các nước trong khu vực, gồm khoảng 283 xe tăng hạng nặng (M-48 và M-60); hơn 400 xe tăng hạng nhẹ; khoảng 1.000 xe thiết giáp; 20 pháo tự hành 155 mm; 608 xe kéo pháo; 336 pháo cao xạ; máy bay chiến đấu Gripen 39, F-16, F-5, Alfa jet…); 32 máy bay huấn luyện L-39; 68 máy bay vận tải; 233 trực thăng; khoảng 130 tàu chiến và một tàu sân bay, trong đó có các tàu khu trục, tàu tên lửa, tuần dương, săn ngầm, đổ bộ…
Trong năm tài chính 2011 (từ ngày 1-4-2011 đến 30-3-2012), tổng ngân sách Nhà nước của Thái-lan là khoảng 2,3 nghìn tỷ bạt (75 tỷ USD), ngân sách quốc phòng được chi khoảng 7% tổng ngân sách. Trước đây, quân đội Thái-lan thường đặt mua vũ khí của Mỹ, trong mấy năm gần đây, đã đa dạng hóa các nguồn cung cấp từ châu Âu, Nga, U-crai-na… Trong danh sách mua sắm vũ khí, lục quân với quân số khoảng hơn 250 nghìn người được biên chế thành chín sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn thiết giáp, pháo binh, phòng không… sẽ mua 200 xe tăng hạng nặng để thay thế số xe cũ và lập thêm một sư đoàn xe tăng mới, có căn cứ tại tỉnh Khỏn-kèn. Một hợp đồng mua 82 xe BTR3-E1s bọc thép của U-crai-na trị giá bốn tỷ bạt đã được ký kết, một hợp đồng khác mua thêm 121 xe BTR3-E1s, trị giá năm tỷ bạt đang được thương lượng. Thái-lan đã nhận 14 xe BTR3-E1s, bốn chiếc được tháo rời để nghiên cứu, huấn luyện, mười chiếc được triển khai tại QK 2, có Bộ Tư lệnh ở tỉnh Pra-chin Bu-ri.
RTAF có 65 nghìn binh sĩ với 630 máy bay, trong đó có 368 máy bay chiến đấu. RTAF đặt mua ba máy bay lên thẳng vận tải Mi-17V5 của Nga, mỗi chiếc giá 994 triệu bạt để thay thế máy bay lên thẳng vận tải CH-47 Chi-núc (Mỹ) đã cũ, đặt mua ba máy bay lên thẳng UH-60M – ó đen (Mỹ), với giá hai tỷ bạt. RTAF đã nhận sáu máy bay chiến đấu đa năng
Gripen 39, do Tổ hợp công nghiệp quân sự SAAB (Thụy Điển) sản xuất trị giá 19 tỷ bạt, sáu chiếc khác sẽ được thanh toán và bàn giao trong hai năm tới. Số máy bay mới này nhằm thay thế cho những chiếc F-5 được triển khai 30 năm trước, đã hết hạn sử dụng. RTAF là lực lượng không quân đầu tiên ở khu vực có loại máy bay hiện đại này. Ngoài ra, một số máy bay lên thẳng cứu hộ sẽ được mua để thay thế những chiếc đã cũ, lạc hậu, bay kém an toàn. Hệ thống ra-đa quan sát và chỉ huy tác chiến đang được RTAF tìm mua để tăng khả năng phòng thủ và chiến đấu trên không.
Chung quanh việc mua tàu ngầm cho RTSF còn đang nổ ra các cuộc tranh cãi, nhưng lực lượng này đã có 16 tỷ bạt, trong đó khoảng 7,5 tỷ dùng để nâng cấp hai tàu khu trục Tặc-xỉn và Na-re-xuổn. Khoảng 7,7 tỷ bạt được chi theo kế hoạch mua lại sáu tàu ngầm cũ của Đức loại U-206A (đã hoạt động được hơn 30 năm, dự kiến chỉ hoạt động được mười năm nữa), hoặc mua hai tàu ngầm của Hàn Quốc do hãng Daewoo sản xuất. Việc nâng cấp tàu sân bay HTMS Chặc-cri Na-ru-ê-bét (do Tây Ban Nha đóng) nằm trong ngân sách quốc phòng năm tài chính tới. Thái-lan là nước đầu tiên trong ASEAN sở hữu tàu sân bay. RTSF có khoảng 101 nghìn binh sĩ, trong số đó có 36 nghìn binh sĩ là thủy quân lục chiến.
Năm tài chính 2011, quân đội Thái-lan mạnh tay mua sắm vũ khí để thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quân đội từ năm 2011 đến 2020. Kế hoạch này được chia thành hai giai đoạn. Từ năm 2011 đến 2015 và từ năm 2016 đến 2020, chi phí cho việc mua sắm vũ khí, phương tiện, khí tài trong kế hoạch khoảng hơn 15 tỷ USD.
Theo Nhandan
Ý kiến ()