Quân đội Li-bi tăng cường tại khu vực biên giới
Theo các hãng tin nước ngoài, ngày 1-3, khoảng 20 binh sĩ thuộc lực lượng ủng hộ Tổng thống Li-bi M.Ca-đa-phi đã tiến vào cửa khẩu Oa-din giáp biên giới với Tuy-ni-di. 40 binh sĩ đang trên đường tới Oa-din. Các lá cờ mầu xanh của Li-bi cũng đã được kéo lên tại cửa khẩu này.Quân đội đã chiếm lại ít nhất hai thành phố và đang đánh chiếm thành phố thứ ba chung quanh Thủ đô Tri-pô-li, nhằm thiết lập một vùng đệm an ninh bảo vệ. Trong khi đó, phe nổi dậy hiện chiếm đóng một số vùng ở miền đông Li-bi cho biết đã thành lập một hội đồng quân sự và tiến hành tập hợp lực lượng.* Chiều 2-3, ông Ca-đa-phi đã có bài phát biểu trên truyền hình, kêu gọi người dân bình tĩnh, ủng hộ chính phủ. Trong phiên họp sáng 2-3 của kỳ họp 65, Đại Hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Li-bi tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, với sự lo ngại về tình hình nhân quyền ở nước này. Li-bi là nước đầu tiên bị đình chỉ tư cách thành viên Hội...
Theo các hãng tin nước ngoài, ngày 1-3, khoảng 20 binh sĩ thuộc lực lượng ủng hộ Tổng thống Li-bi M.Ca-đa-phi đã tiến vào cửa khẩu Oa-din giáp biên giới với Tuy-ni-di. 40 binh sĩ đang trên đường tới Oa-din. Các lá cờ mầu xanh của Li-bi cũng đã được kéo lên tại cửa khẩu này.
Quân đội đã chiếm lại ít nhất hai thành phố và đang đánh chiếm thành phố thứ ba chung quanh Thủ đô Tri-pô-li, nhằm thiết lập một vùng đệm an ninh bảo vệ. Trong khi đó, phe nổi dậy hiện chiếm đóng một số vùng ở miền đông Li-bi cho biết đã thành lập một hội đồng quân sự và tiến hành tập hợp lực lượng.
* Chiều 2-3, ông Ca-đa-phi đã có bài phát biểu trên truyền hình, kêu gọi người dân bình tĩnh, ủng hộ chính phủ. Trong phiên họp sáng 2-3 của kỳ họp 65, Đại Hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Li-bi tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, với sự lo ngại về tình hình nhân quyền ở nước này. Li-bi là nước đầu tiên bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền. LHQ cảnh báo khu vực biên giới Li-bi – Tuy-ni-di đang trong tình trạng khủng hoảng và kêu gọi tiến hành sơ tán nhân đạo từ Li-bi sang Tuy-ni-di. Hiện có khoảng 40 nghìn người ở Li-bi đang đợi để sang Tuy-ni-di. Thủ tướng Ca-na-đa X.Ha-pơ thông báo, một tàu khu trục của hải quân nước này đang trên đường tới Li-bi để tham gia các hoạt động nhân đạo sơ tán người nước ngoài khỏi Li-bi.
* Trong khi đó, dư luận đang lo ngại về khả năng hành động can thiệp quân sự của nước ngoài vào Li-bi. Hiện Mỹ đã điều động tàu chiến và binh sĩ tới Địa Trung Hải, khẳng định các tàu trên được huy động để sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực nhân đạo. Nhà trắng không đề cập kế hoạch sử dụng vũ lực và vẫn cho rằng hành động quân sự sẽ làm tình hình Li-bi thêm phức tạp, cũng như ảnh hưởng quan hệ của Mỹ với các nước A-rập, nhưng vẫn khẳng định sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ. Ngày 1-3, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn cho biết, Mỹ và NATO đang thảo luận việc áp đặt 'vùng cấm bay' trên bầu trời Li-bi. Trong khi đó, Liên đoàn A-rập (AL) ngày 2-3 ra nghị quyết phản đối can thiệp quân sự vào Li-bi. Nga và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) phản đối việc áp đặt một vùng cấm bay trên bầu trời Li-bi.
Theo Nhandan
Ý kiến ()