Quân đội giải tán Quốc hội và đình chỉ Hiến pháp hiện hành
Trong động thái đầu tiên nhằm ổn định tình hình đất nước và đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, ngày 13-2, Quân đội Ai Cập đã giải tán QH, đình chỉ Hiến pháp hiện hành và thành lập một Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới.Quân đội cũng thông báo sau sáu tháng nữa sẽ tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ để trao quyền điều hành đất nước cho một chính phủ dân sự mới và một lần nữa khẳng định cam kết một tiến trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình cho chính phủ dân sự mới này.Theo Roi-tơ, các lãnh đạo đối lập ở Ai Cập ngày 13-2 cảnh báo sẽ tổ chức các cuộc biểu tình cứng rắn hơn, nếu giới quân sự nước này không thực hiện cam kết chuyển giao quyền lực. Cảnh báo đưa ra một ngày sau khi Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập tuyên bố sẽ chuyển giao quyền điều hành đất nước cho một chính phủ được bầu một cách dân chủ, cũng như tôn trọng các hiệp ước quốc tế mà nước này đã ký. Tuy nhiên, quân đội không...
Quân đội cũng thông báo sau sáu tháng nữa sẽ tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ để trao quyền điều hành đất nước cho một chính phủ dân sự mới và một lần nữa khẳng định cam kết một tiến trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình cho chính phủ dân sự mới này.
Theo Roi-tơ, các lãnh đạo đối lập ở Ai Cập ngày 13-2 cảnh báo sẽ tổ chức các cuộc biểu tình cứng rắn hơn, nếu giới quân sự nước này không thực hiện cam kết chuyển giao quyền lực. Cảnh báo đưa ra một ngày sau khi Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập tuyên bố sẽ chuyển giao quyền điều hành đất nước cho một chính phủ được bầu một cách dân chủ, cũng như tôn trọng các hiệp ước quốc tế mà nước này đã ký. Tuy nhiên, quân đội không đưa ra lộ trình chuyển giao quyền lực. Những người biểu tình cho biết đã thành lập Hội đồng Ủy trị để bảo vệ kết quả biểu tình và tiến hành đàm phán với quân đội.
Cùng ngày, tình hình tại Thủ đô Cai-rô đã dần trở lại bình thường, các cửa hàng, trường học mở cửa; nhiều người biểu tình đã về nhà, đi làm trở lại. Quân đội tiến hành dọn dẹp, dựng rào chắn tại Quảng trường Ta-hơ-ri, nhằm bảo đảm an ninh tại Thủ đô. Phát biểu ý kiến trên truyền hình tối 12-2, Thủ tướng A.Sa-phích cho biết, ưu tiên hàng đầu của chính phủ chuyển tiếp do quân đội đứng đầu là sớm đưa các đơn vị cảnh sát trở lại làm việc, khôi phục trật tự an ninh và cuộc sống bình thường. Ông kêu gọi chính phủ chuyển tiếp và người dân Ai Cập đoàn kết trong giai đoạn chuyển giao quyền lực của đất nước.
Theo Tân Hoa xã, chính quyền Ai Cập cho biết đang tiến hành điều tra, thu thập các chứng cứ chống lại cựu Thủ tướng A.Na-gíp, cựu Bộ trưởng Nội vụ H.En Át-li và Bộ trưởng Thông tin A.En Phéc-ki. Quân đội Ai Cập đã ra thông báo cấm 43 thành viên và cựu thành viên chính phủ đi lại hoặc rời khỏi đất nước khi chưa được phép.
Theo Nhandan
Ý kiến ()