Chủ nhật, 24/11/2024 22:57 [(GMT +7)]
Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Thứ 3, 10/04/2012 | 08:46:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với việc sáng lập Đảng, ngay từ đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng. Tháng 4 – 1931, trong thư gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người thẳng thắn phê bình cách khai hội ( họp quá dài, chưa nghiên cứu kỹ trước khi họp….), cách thảo luận (thảo luận một cách tầm chương trích cú, chưa động viên được nhiều người phát biểu ý kiến….), không đề xuất được kế hoạch thiết thực….Sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta cầm quyền, Người càng quan tâm xây dựng Đảng ta về nhiều mặt : Trí tuệ, đạo đức, phong cách, lề lối làm việc…. Năm 1951, tại Đại hội II của Đảng, Người đã xác định mục tiêu “Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, triệt để”…
Hồ Chủ tịch thăm các cơ sở sản xuất than – Ảnh: Tư liệu
Theo Người, cán bộ phải học lý luận Mác – Lênin là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng….giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình. Không hiểu lý luận chẳng khác nào người mù đi đêm. Học chủ nghĩa Mác – Lênin là để phân tích và giải quyết các vấn đề của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện nước ta, chứ không phải để thuộc lòng từng câu từng chữ, áp dụng một cách máy móc. Có lý luận soi đường thì quần chúng mới hành động đúng đắn, mới phát hiện được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình. Người cho rằng “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”. Người chỉ rõ : “Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung” . Người coi tổ chức đảng cũng như một con người, phải có đạo đức. Từ năm 1947, Người đã viết bài “ Tư cách của Đảng chân chính cách mạng”, nêu lên 12 điểm về tư cách của Đảng như phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng, mọi công việc của Đảng phải đứng về phía quần chúng, phải giáo dục tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình, phải giữ kỷ luật nghiêm minh v.v….Những đạo đức cơ bản của người cán bộ, đảng viên cần nêu gương, theo Người là suốt đời toàn tâm toàn ý đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, là tiêu chuẩn số một của người đảng viên. Một câu nói được Chủ tịch Hồ Chi Minh nhắc lại rất nhiều lần đó là “nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Ngoài lợi ích của Tổ quốc của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Bốn đức cách mạng mà Người khuyên cán bộ đảng viên thực hành là cần, kiện, liêm, chính. Bản thân Người là một mẫu mực sáng chói về đạo đước cách mạng mà nhân dân ta và bạn bè thế giới khâm phục và ca ngợi, mãi mãi là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao sức mạnh của nhân dân. “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”. Người khẳng định: “Giữ chặt mối quan hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó đảng thắng lợi”. Việc làm đầu tiên để thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng là phải phấn đấu đem lại lợi ích tinh thần và vật chất cho dân, phải là cho dân no, mặc ấm, được học hành, được khỏe mạnh, được phát triển tài năng của mình. Cho nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có lý nghĩa gì”. Mối liên quan chặt chẽ với nhân dân phải xuất phát từ lòng yêu dân, tin dân, kính trọng dân, phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Người chỉ rõ muốn được dân tin, dân phục, dân yêu cán bộ phải “siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng”. Bác Hồ từ khi làm Chủ tịch nước mặc dầu công việc rất bận, nhưng Người đến với dân rất nhiều, trung bình mỗi tháng 3 lần. Người đến với dân bình dị như người thân về thăm gia đình, về với nông dân. Ngươi sẵn sàng lội xuống ruộng, sẵn sàng cầm dây gầu tát nước cùng nông dân. Đến thăm quân đội, nhà máy, trường học….Người không chỉ dừng ở phòng khách mà thường đi xem khắp nơi : Nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh…. Để nắm được thực chất tình hình của dân, để khen đúng mức những mặt hay và phê bình thẳng thắn những mặt kém.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều sức lực và trí tuệ vào công tác xây dựng Đảng. Nhân dịp toàn Đảng, toàn dân thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, (khóa XI) về : “ một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, bài viết này chỉ xin nêu lên một số điểm chính để chúng ta suy ngẫm….góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()