LSO-Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới. Người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của C.Mác và Ăng-ghen. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Người đã để lại cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới nhiều di sản vô giá. Một trong những di sản có giá trị mang tính thời đại, đó là vạch hướng đi cho sự phát triển của báo chí cách mạng. Tính đảng của báo chí cách mạng trong quan điểm của Lê-nin được thể hiện mạnh mẽ và sâu sắc.Độc giả thăm triển lãm Hội báo xuân Xứ lạng 2010 - Ảnh: Thanh SơnKhi bàn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, Lê-nin là người đề xướng và bước đầu đặt vấn đề một cách có hệ thống các quan điểm về tính đảng. Người đòi hỏi báo chí vô sản phải có một “tính đảng thẳng thắn, trung thực và triệt để”. Tính đảng của báo chí vô sản theo cách hiểu thông thường nhất là: Báo chí tự giác và vững vàng đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành...
LSO-Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới. Người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của C.Mác và Ăng-ghen. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Người đã để lại cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới nhiều di sản vô giá. Một trong những di sản có giá trị mang tính thời đại, đó là vạch hướng đi cho sự phát triển của báo chí cách mạng. Tính đảng của báo chí cách mạng trong quan điểm của Lê-nin được thể hiện mạnh mẽ và sâu sắc.
|
Độc giả thăm triển lãm Hội báo xuân Xứ lạng 2010 – Ảnh: Thanh Sơn |
Khi bàn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, Lê-nin là người đề xướng và bước đầu đặt vấn đề một cách có hệ thống các quan điểm về tính đảng. Người đòi hỏi báo chí vô sản phải có một “tính đảng thẳng thắn, trung thực và triệt để”. Tính đảng của báo chí vô sản theo cách hiểu thông thường nhất là: Báo chí tự giác và vững vàng đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của giai cấp công nhân và mọi tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời, chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền, tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản. Theo quan điểm của Lê-nin, tính đảng của báo chí cách mạng vừa đồng hành, vừa là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và ngược lại, chính cuộc đấu tranh đó đòi hỏi báo chí vô sản phải phát triển tính đảng một cách nghiêm ngặt. Như vậy, tính đảng là một yêu cầu đặt ra, là quá trình trong đó, khuynh hướng giai cấp của báo chí đã chín muồi phát triển đến trình độ tự giác. Lê-nin công khai tuyên bố tính đảng của báo chí cách mạng, đồng thời phát triển và làm rõ từng mặt của nguyên tắc tính đảng của báo chí: thứ nhất, sự nghiệp báo chí là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản do đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo; thứ hai, sự nghiệp báo chí phải trở thành một bộ phận khăng khít của công tác tổ chức, có kế hoạch thống nhất của Đảng, gắn bó mật thiết với công tác khác trong toàn bộ guồng máy do Đảng lãnh đạo; thứ ba, các nhà báo nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng và do Đảng lãnh đạo, tức là, “Báo chí phải trở thành các cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức Đảng. Các nhà xuất bản và các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo, tất cả những cái đó phải trở thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng”. Báo chí, xuất bản cách mạng ra đời, tồn tại và phát triển chính là nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của giai cấp vô sản, luôn gắn với tổ chức Đảng. Cùng với tính đảng, báo chí cách mạng phải có tính nhân dân. Tính nhân dân thể hiện ở mối liên hệ giữa báo chí với đông đảo tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động – người sáng tạo chân chính của lịch sử. Báo chí phải phản ánh, đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống theo lập trường của nhân dân lao động, đại diện và bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Tính nhân dân của báo chí thể hiện ở sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào hoạt động báo chí. Lê-nin cho rằng: một số tờ báo sống được và trở nên sinh động khi nó có chừng 5 người viết và người biên tập chuyên nghiệp giỏi, nhưng đồng thời phải có năm trăm, thậm chí năm nghìn cộng tác viên không chuyên nghiệp. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân làm cho báo chí gần hơn với hơi thở cuộc sống, thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để nhân dân bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Lạng Sơn cùng với cả nước đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước sự bùng nổ thông tin toàn cầu hoá và chủ động hội nhập quốc tế. Thời cơ, thuận lợi để phát triển là rất lớn nhưng khó khăn thách thức cũng không nhỏ. Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá quyết liệt trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Trong đó, các vấn đề về tự do báo chí, tính đảng, tính nhân dân của báo chí cách mạng đang bị chúng tăng cường tấn công hòng làm sai lệch về nhận thức của xã hội đối với sự nghiệp phát triển báo chí cách mạng. Để đẩy mạnh sự phát triển của nền báo chí cách mạng cả nước nói chung, của báo chí Lạng Sơn nói riêng, đặc biệt là phát huy vai trò của báo chí góp phần vào việc tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, việc nâng cao tính đảng của báo chí theo quan điểm của Lê-nin càng có ý nghĩa và giá trị to lớn.
Minh Chấn
Ý kiến ()