Quan chức dưới thời Mubarak không được tranh cử
Tờ báo trực tuyến Al-Ahram ngày 23/4 đưa tin Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) - hiện đang điều hành đất nước - đã phê chuẩn một đạo luật cấm các quan chức hàng đầu trong chính quyền của Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak tham gia tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, hiện chưa rõ đạo luật sẽ được ban hành vào thời điểm nào, do đó chưa rõ ông Ahmed Shafiq - người từng giữ vai trò Thủ tướng trong những ngày cuối cùng của chế độ Mubarak - có nằm trong danh sách cấm ra ứng cử hay không. Hiến pháp của chính quyền lâm thời Ai Cập quy định danh sách chính thức các ứng cử viên đủ tư cách tranh cử tổng thống được Ủy ban bầu cử nước này công bố là không thể thay đổi. Theo đó, trong trường hợp này, ông Shafiq sẽ bị loại khỏi "cuộc đua vào ghế nóng" nếu đạo luật của SCAF có hiệu lực trước ngày Ủy ban Bầu cử chốt danh sách ứng cử viên - là ngày 26/4 tới. Cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày...
Tờ báo trực tuyến Al-Ahram ngày 23/4 đưa tin Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) – hiện đang điều hành đất nước – đã phê chuẩn một đạo luật cấm các quan chức hàng đầu trong chính quyền của Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak tham gia tranh cử tổng thống.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ đạo luật sẽ được ban hành vào thời điểm nào, do đó chưa rõ ông Ahmed Shafiq – người từng giữ vai trò Thủ tướng trong những ngày cuối cùng của chế độ Mubarak – có nằm trong danh sách cấm ra ứng cử hay không.
Hiến pháp của chính quyền lâm thời Ai Cập quy định danh sách chính thức các ứng cử viên đủ tư cách tranh cử tổng thống được Ủy ban bầu cử nước này công bố là không thể thay đổi. Theo đó, trong trường hợp này, ông Shafiq sẽ bị loại khỏi “cuộc đua vào ghế nóng” nếu đạo luật của SCAF có hiệu lực trước ngày Ủy ban Bầu cử chốt danh sách ứng cử viên – là ngày 26/4 tới.
Cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 23-24/5 tới là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên ở Ai Cập kể từ sau làn sóng biểu tình rầm rộ lật đổ Tổng thống Mubarak hồi đầu năm 2011. Chính quyền quân sự đã cam kết chuyển giao quyền lực vào ngày 1/7 cho chính phủ dân sự được bầu.
Trước đó, Ủy ban Bầu cử nước này đã bác bỏ kháng nghị của 10 ứng cử viên tổng thống bị truất quyền tranh cử, nên cho đến thời điểm này, danh sách sơ bộ có 13 ứng viên tổng thống.
Tổ chức Anh em Hồi giáo, khối chính trị có ảnh hưởng lớn nhất tại Ai Cập, tiếp tục theo đuổi cuộc đua với ứng viên Mohamed Mursi, chủ tịch Đảng Tự do và Công lý (FJP).
Ngoài ra, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí tổng thống hiện nay còn có cựu Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Amr Moussa và cựu thành viên Anh em Hồi giáo Abdel Moneim Abouel Fotouh.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế được phép tham gia quan sát cuộc bầu cử này, với thời hạn chót đăng ký là ngày 2/5, ngoại trừ tám tổ chức phi chính phủ của Mỹ với lý do “không phù hợp”./
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()