LSO-Trước năm 2002, khi chưa có pháp lệnh về phí và lệ phí, việc xây dựng mức thu phí và lệ phí được thực hiện theo Nghị định số 04/1999/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư số 54/1999/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ- CP về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước. Pháp lệnh phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2002. Sau đó, Chính phủ cũng đã có các Nghị định: số 57/2002/NĐ- CP cụ thể hóa Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ- CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002. Ngay khi có Pháp lệnh phí, lệ phí và Nghị định của Phính phủ để cụ thể hóa Pháp lệnh, tại Lạng Sơn, đơn vị thường trực triển khai thực hiện Pháp lệnh phí, lệ phí (Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh) đã tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch chỉ đạo các ngành phối hợp triển khai thực hiện Pháp lệnh theo đúng tiến độ đề ra. Khẩn trương rà soát các khoản phí, lệ...
LSO-Trước năm 2002, khi chưa có pháp lệnh về phí và lệ phí, việc xây dựng mức thu phí và lệ phí được thực hiện theo Nghị định số 04/1999/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư số 54/1999/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ- CP về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.
Pháp lệnh phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2002. Sau đó, Chính phủ cũng đã có các Nghị định: số 57/2002/NĐ- CP cụ thể hóa Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ- CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002.
Ngay khi có Pháp lệnh phí, lệ phí và Nghị định của Phính phủ để cụ thể hóa Pháp lệnh, tại Lạng Sơn, đơn vị thường trực triển khai thực hiện Pháp lệnh phí, lệ phí (Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh) đã tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch chỉ đạo các ngành phối hợp triển khai thực hiện Pháp lệnh theo đúng tiến độ đề ra. Khẩn trương rà soát các khoản phí, lệ phí không đúng quy định để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi. Qua thường xuyên báo cáo tình hình kết quả triển khai pháp lệnh và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho các ngành, doanh nghiệp, giúp cho việc thực hiện Pháp lệnh trên địa bàn đạt kết quả tốt. Do vậy, đã tham mưu được cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định mức thu và tỉ lệ phần trăm được trích để lại cho cơ quan thu phí là 22/28 khoản phí và 11/11 khoản lệ phí. Đồng thời bãi bỏ khoản phí an ninh trật tự theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Như vậy, đến nay còn 21 khoản phí và 11 khoản lệ phí được thu trên địa bàn.
Sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí, mặc dù đã bãi bỏ được nhiều khoản phí, lệ phí, giảm nhiều mức thu liên quan đến đầu vào của các doanh nghiệp, nhưng nhờ có cơ chế mới rõ ràng hơn quản lý thu nộp tốt hơn, hạn chế bớt lợi dụng, trốn tránh, thất thoát nhưng số phí, lệ phí thu được trên địa bàn tỉnh vẫn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Nhất là từ sau khi thực hiện thí điểm tổ chức đấu thầu chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ tại 2 trạm thu phí Pác Luống (Văn Lãng) và Chi Ma (Lộc Bình), số thu nộp ngân sách đã tăng lên đáng kể, mặt khác lại tiết kiệm được biên chế và chi ngân sách thường xuyên cho các ngành có cán bộ tham gia thực hiện thu phí. Đơn cử như năm 2007, thu các khoản phí chỉ đạt 15,747 tỉ đồng thì đến năm 2009 đã đạt 22,924 tỉ đồng; thu lệ phí đạt 788 triệu đồng thì đến năm 2009 đạt 847 triệu đồng. Năm 2010, mặc dù chưa có số liệu chính xác nhưng ước đạt cao hơn năm 2009.
Qua 8 năm thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí, tình hình thu phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, dần đi vào nề nếp. Về cơ bản đã đạt được mục tiêu, yêu cầu của Pháp lệnh đề ra. Trong thời gian tới, các cấp, ngành tiếp tục duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, phối hợp để giữ vững trật tự, kỷ cương, những thành quả đã đạt được, đồng thời đề phòng và ngăn chặn khả năng tái diễn hiện tượng thu phí, lệ phí không đúng quy định.
Hoàng Huy
Ý kiến ()