LSO-Gia đình là tế bào của xã hội, trong gia đình các thành viên phải sống yêu thương, hòa thuận đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây đắp cho gia đình no ấm hạnh phúc, tất cả sẽ góp phần cho xã hội phát triển bền vững. Cũng chính vì vậy mà Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 49- CT/TW ngày 21/2/2005 về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất nước, để hướng đến xây dựng xã hội phát triển văn minh, tiếp tục duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ở tỉnh ta, qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW đã đạt nhiều thành quả đáng kể. Kể chuyện truyền thống cho các cháu trường mầm non thị trấn Văn Quan Ảnh: Thúy HườngTừ sự chuyển biến về nhận thức, các cấp uỷ và chính quyền đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác về xây dựng gia đình vào các nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng...
LSO-Gia đình là tế bào của xã hội, trong gia đình các thành viên phải sống yêu thương, hòa thuận đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây đắp cho gia đình no ấm hạnh phúc, tất cả sẽ góp phần cho xã hội phát triển bền vững.
Cũng chính vì vậy mà Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 49- CT/TW ngày 21/2/2005 về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất nước, để hướng đến xây dựng xã hội phát triển văn minh, tiếp tục duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ở tỉnh ta, qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW đã đạt nhiều thành quả đáng kể.
Kể chuyện truyền thống cho các cháu trường mầm non thị trấn Văn Quan
Ảnh: Thúy Hường
Từ sự chuyển biến về nhận thức, các cấp uỷ và chính quyền đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác về xây dựng gia đình vào các nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm. Bên cạnh đó, xác định công tác gia đình là tiêu chí để xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên và chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh, và là một trong những tiêu chuẩn để quy hoạch, đề bạt cán bộ. Đối với nhân dân, là tiêu chí để xét công nhận “gia đình văn hoá”. Để việc thực hiện Chỉ thị được kết quả cao, Ủy ban Dân số – KHHGĐ (nay là Chi cục Dân số) đã chủ động tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã biên soạn, in và phát các ấn phẩm truyền thông với hơn 300.000 tờ rơi về dân số – KHHGĐ, cấp phát 17.204 cuốn tài liệu; sản xuất nhân bản 150 băng video, 200 băng catset; tổ chức tuyên truyền về gia đình được gần 300 buổi/ năm và thảo luận nhóm được 1.198 lượt/ 226 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Ngoài ra, các ngành, đoàn thể như: Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn thanh niên… tiến hành phổ biến giáo dục pháp luật, nói chuyện chuyên đề với các chủ đề “vì một mái ấm gia đình không có bạo lực”; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật có nội dung lồng ghép liên quan đến công tác gia đình… được 557 buổi, thu hút gần 50.000 lượt người tham gia. Qua đó, đã có tác động tốt đến việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Thêm nữa, ở nhiều địa phương còn thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt, biểu dương, khen thưởng các gia đình điển hình tiên tiến trong việc xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, dòng họ tiêu biểu; thực hiện nếp sống văn hóa; thăm hỏi, giúp đỡ những gia đình khó khăn, vận động từng cá nhân, gia đình và cụm dân cư tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tạo dư luận tích cực để từng bước xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình; tổ chức hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về hôn nhân gia đình, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng, kiến thức nuôi dưỡng, giáo dục con cái, chăm sóc người già; củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con, đảm bảo no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Đến nay, có 97.865 gia đình đạt chuẩn văn hóa, chiếm 59% tổng số hộ gia đình của tỉnh.
Song song đó, ở các huyện, thành phố đã thành lập và đi vào hoạt động các loại hình câu lạc bộ (CLB) như: CLB gia đình hạnh phúc, CLB tiền hôn nhân, CLB phụ nữ không sinh con thứ 3; CLB bà mẹ nuôi con giỏi, CLB/tổ/nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình… Ngoài ra, các địa phương còn duy trì và mở rộng các hình thức bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em như CLB “Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền”; CLB “Ông bà cháu”. Củng cố, nâng cao chất lượng và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn cho trẻ em”; “Bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng”; … Thực hiện lồng ghép việc thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW với Nghị quyết 47-NQ/TW (ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX)) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số – KHHGĐ“) với nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, công tác giảm nghèo và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, thúc đẩy toàn xã hội tham gia xây dựng gia đình ít con, no ấm, hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc.
Có thể nói, thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW đã thực sự có tác động và làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của đa số gia đình. Nhiều gia đình có điều kiện tốt hơn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, xây dựng gia đình khá giả, hạnh phúc. Việc giáo dục truyền thống gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ được tăng cường; việc thực hiện nếp sống mới, giữ gìn vệ sinh môi trường, phát huy tình làng nghĩa xóm được đông đảo người dân chú trọng và đồng tình hưởng ứng.
Xuân Hương
Ý kiến ()