PVN tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư trong sản xuất, kinh doanh
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam là đơn Vị kinh Tế Quan Trọng của đất nước, Tham gia phát Triển kinh Tế - xã hội, bảo đảm an ninh - Quốc phòng, nhất là an ninh năng lượng. ngày 23-7 Vừa Qua, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận số 41-kl/TW Về định hướng phát Triển ngành Dầu khí ViệT nam đến năm 2025 - Tầm nhìn 2035.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm chỉ đạo phát triển ngành dầu khí. Ngày 19-1- 2006, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 41-KL/TW về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 (Kết luận 41-KL/TW) làm tiền đề cho sự phát triển, lớn mạnh của ngành Dầu khí Việt Nam.
Kết quả Mười năm thực hiện kết luận 41-kl/tW
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí là tập đoàn kinh tế trụ cột, hàng đầu của đất nước; góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Tập đoàn đã phát triển vượt bậc, khá toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu, trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, hoàn chỉnh, đồng bộ đa dạng các hình thức sở hữu từ khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Tốc độ phát triển, tiềm lực về vốn, năng lực điều hành đã được khẳng định.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có tiềm lực tài chính, đóng góp lớn cho ngân sách, cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước; nộp ngân sách nhà nước trung bình 25%-28% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm (giai đoạn 2011 – 2015: Tập đoàn đã đóng góp cho NSNN vượt 195 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng 9,3 tỷ USD).
Công tác tái cơ cấu được thực hiện quyết liệt, theo hướng đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa, giảm vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chỉ tập trung vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính, trong đó tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi; kiên quyết thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.
Là đơn vị tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Tập đoàn đã tích cực tìm kiếm, mở rộng đầu tư sang các nước tại các khu vực châu Á, châu Âu, châu Phi, Mỹ la-tinh. Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí đạt mức cao. Nhiều dự án trọng điểm lớn của Tập đoàn được đưa vào vận hành, khai thác hiệu quả (lọc hóa dầu, khí – điện – đạm) đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của Tập đoàn. Việc triển khai các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí và của Tập đoàn được giám sát chặt chẽ tiến độ, chất lượng.
Luôn chủ động, tích cực triển khai thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp, áp dụng quy trình quản lý hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành. Xây dựng được đội ngũ những người làm dầu khí hùng hậu với số lượng hơn 6 vạn người, có tinh thần đoàn kết, có trình độ cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong nước và nước ngoài. Việc làm và thu nhập đối với người lao động ổn định. Đã khắc phục cơ bản các tồn tại, yếu kém nêu trong Kết luận 41-KL/TW.
Tập đoàn luôn đi đầu trong công tác chia sẻ và thực hiện an sinh xã hội; là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương nơi có dự án đầu tư của Tập đoàn; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác như: điện, phân bón, hóa chất…
Trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông diễn biến hết sức phức tạp nhưng với quyết tâm cao, Tập đoàn đã hoàn thành tốt kế hoạch tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền Quốc gia trên biển.
Bài học kinh nghiệm
Đạt được những kết quả trên, Tập đoàn rút ra một số bài học sau: Một là, tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật; giữ mối quan hệ chặt chẽ và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương liên quan. Phát triển đúng định hướng Chiến lược đề ra với đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện thực tế trong nước và hoàn cảnh quốc tế là yếu tố quyết định để nắm bắt các cơ hội, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động dầu khí trong nước; đồng thời phải đầu tư tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững.
Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng cấp ủy và đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng các cấp ngang tầm nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu và thường trực cấp ủy. Phải xác định tổ chức cơ sở đảng các cấp là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên và người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng đội ngũ, giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh.
Ba là, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những hạn chế, khuyết điểm; đồng thời đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm xử lý, giải quyết triệt để, nhất là những hành vi vi phạm.
Bốn là, nguồn nhân lực phải được đào tạo toàn diện, nhất là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, khoa học công nghệ, tay nghề. Phải có chính sách đúng đắn, cụ thể, thống nhất, ổn định, bình đẳng và gắn bó về con người. Tập thể lãnh đạo phải có tri thức khoa học, kỹ năng quản lý, có tinh thần đoàn kết, thống nhất, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn và đất nước. Năm là, dầu khí là tài nguyên không tái tạo, do đó phải tổ chức khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước và tăng cường đầu tư tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài.
Sáu là, xây dựng và phát triển bền vững ngành công nghiệp dầu khí có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, đồng thời với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển, cần thực hiện tốt vai trò của Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, tăng cường hợp tác, hỗ trợ các ngành, địa phương cùng phát triển.
Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong những năm tới
Sau mười năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam, Tập đoàn tích lũy được nguồn vốn chủ sở hữu, kinh nghiệm quản lý và điều hành được nâng cao; Về phía Tập đoàn phải trực tiếp đối mặt với những khó khăn, thách thức: Giá dầu thô không ổn định. Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Nhiều dự án lớn, có mức đầu tư cao của Tập đoàn đang trong giai đoạn triển khai nên sức ép về thu xếp vốn là rất lớn; việc tìm kiếm, triển khai các dự án dầu khí tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn do phải cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn, công ty dầu khí trong khu vực và trên thế giới.
Giai đoạn năm năm 2015 – 2020 là năm năm đầu của thời kỳ thực hiện Chiến lược phát triển Ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 với nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách phục vụ cho sự phát triển Tập đoàn cũng như sẽ tác động tới công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng bộ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi của Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương và các địa phương, Tập đoàn đã, đang và sẽ nỗ lực phấn đấu, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức; bằng mọi nguồn lực hiện có, với các biện pháp cụ thể, khả thi, kiên trì thực hiện các mục tiêu phát triển.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển mạnh theo trục tam giác chiến lược: Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, phát triển CN Khí và CN Điện gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia; Lọc, hóa dầu, chế biến dầu, khí; Dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Khẳng định tìm kiếm – thăm dò – khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, tạo bước phát triển nhảy vọt cho Tập đoàn, làm tiền đề phát triển các lĩnh vực tiếp theo: công nghiệp khí; chế biến dầu khí; tồn trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí; dịch vụ dầu khí; công nghiệp điện. Trong đó ưu tiên phát triển ba nhiệm vụ trọng tâm: Thăm dò khai thác dầu khí cả trong nước và ngoài nước; Hóa dầu (bao gồm cả Hóa khí) nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm hóa dầu ngày càng lớn của Việt Nam; Phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí để làm chủ dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước, từng bước phát triển làm dịch vụ ra khu vực Đông – Nam Á và thế giới. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, phát triển thị trường, an toàn môi trường và an ninh – quốc phòng, v.v, nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Trong đó tập trung thực hiện nhóm giải pháp đột phá là: giải pháp về tài chính, quản lý là trung tâm, giải pháp con người là then chốt và giải pháp khoa học công nghệ là động lực và nền tảng của sự phát triển.
Tập trung tận thăm dò và khai thác an toàn, hiệu quả các mỏ đã phát hiện; đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí trên toàn lãnh thổ, thềm lục địa, đặc biệt chú trọng vào khu vực nước sâu, xa bờ. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài, nhất là các công ty lớn trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; chủ động rà soát, sửa đổi và đề xuất Chính phủ sửa đổi các Điều ước quốc tế, Hợp đồng dầu khí đã ký nhằm bảo đảm vai trò chủ động, quyết định của nước chủ nhà. Áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến và tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý để công tác tìm kiếm thăm dò đạt hiệu quả cao, đánh giá trữ lượng, dự báo sản lượng sát với thực tế; công tác quy hoạch mỏ và đầu tư các công trình dầu khí cần được cập nhật thường xuyên sát với khả năng thực tế.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Tiếp tục rà soát báo cáo Chính phủ điều chỉnh phương án tái cơ cấu sau năm 2015 phù hợp với sự phát triển của Tập đoàn cũng như hoàn chỉnh các quy trình, quy chế, quy định phù hợp với phương án tái cơ cấu của Tập đoàn, của đơn vị và điều lệ mới của Tập đoàn. Thường xuyên rà soát, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; bám sát mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ tổ chức thực hiện đã được phê duyệt. Tập trung vào các lĩnh vực chính, cốt lõi mà Tập đoàn có thế mạnh. Huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế đối với lĩnh vực phân phối sản phẩm dầu khí và dịch vụ dầu khí. Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa các hình thức hợp tác đầu tư, thu hút tối đa nguồn lực từ thị trường tài chính trong và ngoài nước; tập trung thu xếp vốn cho các công trình, dự án trọng điểm và các hoạt động cốt lõi trong chuỗi giá trị dầu khí của Tập đoàn; chủ động thu xếp vốn độc lập, giảm dần vốn vay có bảo lãnh của Chính phủ; đẩy mạnh phát hành trái phiếu, cổ phần hóa, thoái vốn các ngành nghề không phải lĩnh vực chính để đầu tư cho các dự án khâu đầu (mua mỏ, các dự án phát triển mỏ). Tổ chức thực hiện đồng bộ một số các giải pháp như: Triển khai quyết liệt tất cả các giải pháp thoái vốn để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính theo nguyên tắc bảo toàn cao nhất vốn Nhà nước, phù hợp điều kiện thị trường; công khai, minh bạch, tuân thủ quy định hiện hành. Tập trung lãnh đạo tìm biện pháp tháo gỡ cho một số đơn vị, dự án còn khó khăn. Phát huy kết quả đạt được sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Tập đoàn ngày 30-7-2015. Cán bộ Đảng viên, người lao động toàn Tập đoàn đoàn kết một lòng ra sức phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Mục tiêu, nhiệM vụ và giải pháp nhiệM kỳ 2015-2020:
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển bền vững, đồng bộ, mạnh về nhân lực, tài chính và khoa học – công nghệ, sức mạnh cạnh tranh cao, chủ động hội nhập quốc tế, là đơn vị nòng cốt, chủ lực của ngành dầu khí, là trụ cột, đầu tàu dẫn dắt các lĩnh vực kinh tế khác phát triển, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ là:
1- Gia tăng trữ lượng dầu khí: 165-200 triệu tấn quy dầu.
2- Khai thác dầu khí: 140 – 150 triệu tấn quy dầu: Dầu thô: 85 – 90 triệu tấn; Khí: 55 – 60 tỷ m3;
3- Điện: 150 tỷ KW giờ; 4- Đạm: 7,9 triệu tấn;
5- Xăng dầu: 54 triệu tấn;
6- Tổng doanh thu toàn Tập đoàn: 3.000 – 3.300 nghìn tỷ đồng;
7- Nộp ngân sách Nhà nước: 680 – 730 nghìn tỷ đồng;
8- Lợi nhuận sau thuế (hợp nhất): 260 – 265 nghìn tỷ đồng;
9- Vốn điều lệ (cuối kỳ): 429 nghìn tỷ đồng;
10- Tăng trưởng dịch vụ dầu khí: 10%/năm;
11- Thu nhập bình quân: 25 triệu đồng/người/tháng;
12- Thực hiện công tác an sinh xã hội: hơn 2 nghìn tỷ đồng;
13- Phấn đấu hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành các dự án trọng điểm: Dự án phát triển dầu khí Lô B; Giàn khoan Tam Đảo 05-2017; Đưa dự án Nam Côn Sơn 2 vào vận hành 2018-2019; Nhà máy GPP Cà Mau 2017-2018; Đường ống Lô B Ô-Môn 2019-2020; Tiểu dự án đường ống Cá Voi Xanh; Các nhà máy nhiệt điện than; Thái Bình 2-2018; Long Phú 1 -2019; Sông Hậu 1-2019; Quảng Trạch 1-2020; Dự án Lọc – Hóa dầu Nghi Sơn 2017-2018; Tổ hợp hóa dầu miền Nam năm 2020; Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất năm 2020.
Theo Nhandan.org.vn
Ý kiến ()