Phương Tây sử dụng nhiều "chiêu" can thiệp Xy-ri
Cảnh đổ nát sau các cuộc xung đột ở Xy-ri. Sau nhiều lần Hội đồng Bảo an LHQ thất bại trong việc đưa ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Xy-ri, các nước phương Tây dường như vẫn có những cách đi riêng nhằm gây sức ép để lật đổ chế độ của Tổng thống B.Át-xát. Đó là gia tăng trừng phạt, cô lập kinh tế, hậu thuẫn lực lượng đối lập đi đôi với tuyên truyền chống phá nhà nước Xy-ri.Xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ Xy-ri và lực lượng nổi dậy ngày càng diễn ra ác liệt trên các mặt trận. Hai bên liên tục ở thế giằng co trong các cuộc giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các thành phố chiến lược. Một trong những nguyên nhân khiến lực lượng nổi dậy ở Xy-ri có thể duy trì các đợt tiến công kéo dài là do sự hậu thuẫn "tích cực" từ bên ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn hàng trăm phiến quân nước ngoài như lực lượng An Kê-đa, Xa-la-phít nhằm giúp phe đối lập ở Xy-ri giành quyền kiểm soát TP A-lép-pô giáp Thổ Nhĩ Kỳ với mục tiêu...
Cảnh đổ nát sau các cuộc xung đột ở Xy-ri. |
Xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ Xy-ri và lực lượng nổi dậy ngày càng diễn ra ác liệt trên các mặt trận. Hai bên liên tục ở thế giằng co trong các cuộc giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các thành phố chiến lược. Một trong những nguyên nhân khiến lực lượng nổi dậy ở Xy-ri có thể duy trì các đợt tiến công kéo dài là do sự hậu thuẫn “tích cực” từ bên ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn hàng trăm phiến quân nước ngoài như lực lượng An Kê-đa, Xa-la-phít nhằm giúp phe đối lập ở Xy-ri giành quyền kiểm soát TP A-lép-pô giáp Thổ Nhĩ Kỳ với mục tiêu tạo một “hành lang tiếp vận” cho quân nổi dậy. Mỹ tìm kiếm các đồng minh ở Trung Đông như A-rập Xê-út và Ca-ta để tài trợ và tuyển mộ lính đánh thuê, nhất là các phần tử Hồi giáo thánh chiến. Thổ Nhĩ Kỳ, Gioóc-đa-ni và một bộ phận tại Li-băng gia tăng các hoạt động núp dưới danh nghĩa các trại tị nạn nhằm thiết lập hậu cứ phục vụ các cuộc tiến công hay rút lui của phe nổi dậy Xy-ri. Nhiều nguồn tin cho biết, các lực lượng đặc nhiệm của Anh đang đào tạo quân nổi dậy Xy-ri tại I-rắc về chiến thuật quân sự, xử lý vũ khí và hệ thống thông tin liên lạc. Các lực lượng của Anh, Pháp tích cực huấn luyện các thành viên của Quân đội Xy-ri Tự do (FSA) tại một căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Li-bi, Li-băng. Hơn 300 quân nổi dậy Xy-ri đã vượt qua biên giới từ một căn cứ ngay sát biên giới ở bên trong I-rắc để tham gia khóa huấn luyện tại A-rập Xê-út. Các thế lực bên ngoài kích động các hoạt động vũ trang để ngăn chặn sự ổn định, làm tê liệt các khu vực quan trọng của Xy-ri và hòng thuyết phục người dân tin rằng chính quyền nước này đã bất lực trước việc kiểm soát tình hình.
Mỹ và các nước đồng minh tăng cường can thiệp Xy-ri núp dưới danh nghĩa trợ giúp nhân đạo. Mới đây, phương Tây đồng loạt tuyên bố tăng cường viện trợ cho người tị nạn và phe đối lập Xy-ri. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn cho biết, chính quyền Oa-sinh-tơn quyết định cấp bổ sung 45 triệu USD cho người tị nạn và phe đối lập Xy-ri trong bối cảnh tình trạng bạo lực do cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt 18 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này tiếp tục leo thang. Hai phần ba số tiền cấp bổ sung này sẽ dùng để mua hàng viện trợ nhân đạo cho người tị nạn ở trong và ngoài Xy-ri, nâng tổng số tiền mà Mỹ dành cho các đối tượng này lên tới 132 triệu USD. Số còn lại gồm 15 triệu USD sẽ được gửi trực tiếp cho lực lượng đối lập chống chính quyền Tổng thống B.Át-xát dưới hình thức huấn luyện và trang bị 1.100 bộ thiết bị thông tin liên lạc. Anh tiếp tục cung cấp thêm 12,9 triệu USD cho hoạt động viện trợ nhân đạo tại Xy-ri. Pháp kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ cho người dân Xy-ri, đồng thời cho biết Pa-ri đang tăng cường liên lạc với đại diện của lực lượng đối lập.
Cùng với việc khuyến khích phe đối lập đấu tranh nhằm lật đổ ban lãnh đạo Xy-ri, Mỹ và các đồng minh phương Tây tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt, khiến cuộc khủng hoảng tại nước này ngày càng rơi vào bế tắc. Phương Tây siết chặt các lệnh trừng phạt Xy-ri nhằm cô lập về kinh tế. Về chính trị, phương Tây tập trung gây sức ép bằng các phương tiện truyền thông, đưa tin cáo buộc Chính phủ Xy-ri thảm sát dân thường. Trong khi đó, Mỹ và đồng minh muốn cô lập và chia rẽ trong chính quyền của Tổng thống Át-xát bằng cách kích động các nhân vật chóp bu trong chính quyền Xy-ri đào tẩu. Các thế lực bên ngoài muốn chính quyền Xy-ri sụp đổ bằng một cuộc chiến tâm lý khi gây hoang mang trong hàng ngũ quân đội và làm xáo trộn về tổ chức.
Theo các nhà phân tích, sự tồn tại của quân đội Xy-ri là mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ và đồng minh tại Trung Đông nên Oa-sinh-tơn và các đồng minh muốn đánh đổ quân đội Xy-ri thông qua một cuộc nội chiến đẫm máu. Đó là lý do các phong trào biểu tình đường phố ở Xy-ri dễ dàng chuyển sang giai đoạn được vũ trang quân sự bởi các thế lực bên ngoài để chống lại quân đội chính phủ với mục tiêu tái diễn “kịch bản Li-bi” ở Xy-ri. Lực lượng đối lập ở Xy-ri đã trở thành công cụ giúp những cường quốc nhằm giành quyền chi phối ảnh hưởng trong khu vực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()