Phương Tây chia rẽ về dự thảo nghị quyết áp đặt vùng cấm bay ở Li-bi
* Quân đội Chính phủ Li-bi đang tiến tới thành phố Ben-ga-di Theo Roi-tơ, ngày 16-3, phương Tây chia rẽ về dự thảo nghị quyết áp đặt "vùng cấm bay" tại Li-bi, do Pháp và Anh đề xuất, nhằm ngăn cản quân đội của Tổng thống M.Ca-đa-phi sử dụng sức mạnh không quân tiến đánh lực lượng đối lập.Ba trong số năm nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ, gồm Nga, Mỹ và Trung Quốc cùng với Đức, Bồ Đào Nha và Nam Phi vẫn do dự về biện pháp này. NATO đưa ra ba điều kiện để áp đặt vùng cấm bay tại Li-bi, gồm sự ủng hộ của khu vực, bằng chứng về sự cần thiết của hành động này và một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Một số nước A-rập lo ngại, nếu quân đội của ông Ca-đa-phi giành thắng lợi trước lực lượng đối lập, sẽ tạo ra một hiệu ứng xấu trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi.Trong khi đó, quân đội của Tổng thống Ca-đa-phi đã chiếm lại được thành phố A-đa-bi-y-a, lá chắn cuối cùng bảo vệ thành phố Ben-ga-di, thành phố lớn thứ hai...
* Quân đội Chính phủ Li-bi đang tiến tới thành phố Ben-ga-di
Theo Roi-tơ, ngày 16-3, phương Tây chia rẽ về dự thảo nghị quyết áp đặt “vùng cấm bay” tại Li-bi, do Pháp và Anh đề xuất, nhằm ngăn cản quân đội của Tổng thống M.Ca-đa-phi sử dụng sức mạnh không quân tiến đánh lực lượng đối lập.
Ba trong số năm nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ, gồm Nga, Mỹ và Trung Quốc cùng với Đức, Bồ Đào Nha và Nam Phi vẫn do dự về biện pháp này. NATO đưa ra ba điều kiện để áp đặt vùng cấm bay tại Li-bi, gồm sự ủng hộ của khu vực, bằng chứng về sự cần thiết của hành động này và một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Một số nước A-rập lo ngại, nếu quân đội của ông Ca-đa-phi giành thắng lợi trước lực lượng đối lập, sẽ tạo ra một hiệu ứng xấu trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Trong khi đó, quân đội của Tổng thống Ca-đa-phi đã chiếm lại được thành phố A-đa-bi-y-a, lá chắn cuối cùng bảo vệ thành phố Ben-ga-di, thành phố lớn thứ hai của Li-bi, nơi đặt đại bản doanh của lực lượng đối lập. Trước đó, quân đội của ông Ca-đa-phi đã chiếm lại thành phố Du-oa-ra, một thành phố nhỏ cách Thủ đô Tri-pô-li 120 km về phía tây. Quân đội Chính phủ Li-bi cũng đang trên đường tiến tới thành phố Ben-ga-di, cách thành phố A-đa-bi-y-a 160 km. Thứ trưởng Ngoại giao Li-bi K.Ca-im thông báo, quân đội chính phủ đã chiếm lại được hầu hết các thành phố từ tay lực lượng đối lập; khoảng 3.000 tay súng đối lập đã rời thành phố Ben-ga-di vì tuyệt vọng.
* Theo hãng thông tấn ANSA của I-ta-li-a, ngày 15-3, Tổng thống Ca-đa-phi nêu rõ, ông cảm thấy bị châu Âu 'phản bội' khi chống lại ông trong thời khủng hoảng ở Li-bi. Ông Ca-đa-phi tuyên bố cuộc nổi loạn ở Li-bi sẽ thất bại, đồng thời đe dọa liên minh với mạng lưới khủng bố An Kê-đa và tiến hành một cuộc thánh chiến, nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Li-bi. Cùng ngày, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt Bộ trưởng Ngoại giao M.Cút-xa và 16 công ty quốc doanh của Li-bi trong các lĩnh vực ngân hàng, dầu mỏ, hàng không và đầu tư, nhằm gia tăng sức ép đối với chính quyền của ông Ca-đa-phi.
* Ngày 15-3, bạo lực gia tăng tại làng Xi-tra, phía nam Thủ đô Ma-na-ma của Ba-ren, làm khoảng 200 người bị thương và 200 người nhập viện do hít phải hơi cay. Bạo lực còn xảy ra tại một địa điểm khác ở miền nam Ba-ren, làm hai người chết. Bạo lực gia tăng trong bối cảnh Quốc vương Ba-ren Ha-mát vừa ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp trong ba tháng. Trong khi đó, hàng nghìn người biểu tình trước Đại sứ quán A-rập Xê-út ở Thủ đô Ma-na-ma để phản đối việc Quốc vương Ha-mát đề nghị các nước hỗ trợ khôi phục an ninh. Hai cảnh sát đã chết khi nỗ lực giải tán đám đông người biểu tình tại Thủ đô Ma-na-ma. Bộ Ngoại giao Anh cảnh báo các công dân nước này không nên tới Ba-ren, đồng thời kêu gọi công dân Anh sớm rời các nước Vùng Vịnh, do tình hình bạo lực leo thang tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Theo Nhandan
Ý kiến ()