Phú Yên: Thôn nghèo đón xuân mới, cuộc sống mới
Cuộc sống của người dân thôn Long Nguyên, xã Xuân Long, huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) giờ đã hết gian khổ, thiếu thốn. Sau gần 40 năm chung sống với núi rừng, năm nay là năm đầu tiên họ được đón giao thừa, ăn Tết trong những ngôi nhà mới ấm áp, đủ đầy. Cuộc sống ấm cúng, tươm tất trong những ngôi nhà mới đầy đủ tiện nghi Từ trục giao thông phía Tây Phú Yên, đoạn qua xã Xuân Long, chúng tôi vượt qua hai khúc sông,đi bộ hơn 2km mới đến được thôn Long Nguyên cũ. Tại đây có 14 nếp nhà biệt lập giữa núi rừng hoang vắng. Trước đây, cuộc sống của người dân thiếu thốn trăm bề. Ngày đi nạo sắn, chặt mía, tối về cuộc sống chìm trong ánh đèn dầu tờ mờ, lây lất.Người dân cho hay, xóm này có từ rất lâu, trong chiến tranh, bà con di cư loạn lạc, sau giải phóng mới quay về cư ngụ. Qua nhiều năm sống thiếu thốn, hiện chỉ còn người lớn bám trụ, phần lớn con cháu được gửi về quê nội, ngoại ở thị trấn La Hai, huyện Đồng...
Cuộc sống của người dân thôn Long Nguyên, xã Xuân Long, huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) giờ đã hết gian khổ, thiếu thốn. Sau gần 40 năm chung sống với núi rừng, năm nay là năm đầu tiên họ được đón giao thừa, ăn Tết trong những ngôi nhà mới ấm áp, đủ đầy.
Cuộc sống ấm cúng, tươm tất trong những ngôi nhà mới đầy đủ tiện nghi |
Từ trục giao thông phía Tây Phú Yên, đoạn qua xã Xuân Long, chúng tôi vượt qua hai khúc sông, đi bộ hơn 2km mới đến được thôn Long Nguyên cũ. Tại đây có 14 nếp nhà biệt lập giữa núi rừng hoang vắng. Trước đây, cuộc sống của người dân thiếu thốn trăm bề. Ngày đi nạo sắn, chặt mía, tối về cuộc sống chìm trong ánh đèn dầu tờ mờ, lây lất.
Người dân cho hay, xóm này có từ rất lâu, trong chiến tranh, bà con di cư loạn lạc, sau giải phóng mới quay về cư ngụ. Qua nhiều năm sống thiếu thốn, hiện chỉ còn người lớn bám trụ, phần lớn con cháu được gửi về quê nội, ngoại ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân ăn học.Cụ Nguyễn Thị Quế (84 tuổi), gần 40 năm chưa một lần đi chợ cho biết: “Mỗi khi hết thức ăn hoặc cần mua sắm tết phải gửi tiền cho những người đi làm rẫy mua, mang lên hộ. Ngày thường, quanh năm không rời khỏi nhà, Tết đến cũng chỉ quanh quẩn mấy nhà trong thôn”.
Kể từ năm 2009, một trận lũ bất ngờ đổ về xóm gây ngập lụt, quét nhiều nhà xiêu vẹo, tụt vách phải dùng cây chống đỡ. Bà Trịnh Thị Nguyên (70 tuổi) nhớ lại: “Tết năm đó, nhiều người phải trát lại nền nhà và dùng vạt liếp dừng che chắn tạm. Bán từng con gà, nải chuối và sắn để mua thịt, gạo nếp cúng tổ tiên ông bà trong ba ngày Tết”.
Năm nay, Khu dân cư thôn Long Nguyên mới rộng 1,9ha, vốn đầu tư gần 2 tỉ đồng, nằm cạnh trục giao thông phía Tây của tỉnh Phú Yên nên giao thông đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa vô cùng thuận lợi đã đi vào hoạt động. Niềm vui lớn nhất là cách đây hơn hai tháng, bà con được di dời về nơi ở mới. Gia đình nào cũng được hỗ trợ tiền, đất, cất nhà cấp 4 rộng hơn khoảng 20m 2, có cả bếp và chỗ tiếp khách chúc Tết đàng hoàng. Nhà anh Bùi Ngọc Đức rộng 24m 2được chia làm hai phòng, đủ để 5 người cùng chung sống đầm ấm trong những ngày Tết.
Thôn Long Nguyên mới có 17 ngôi nhà, trong đó có 14 hộ dân ở thôn Long Nguyên cũ dời ra và 3 hộ ở thôn Long Ba dời đến, tất cả đều là hộ nghèo. Chị Trịnh Thị Gái vừa dọn về nơi ở mới phấn khởi nói: “Đời sống, sản xuất đã ổn định. Năm nay, sắn cho năng suất thấp do nắng nóng nên không đủ tiền mua sắm tết, nhưng dù sao cũng vui vẻ, sum vầy hơn so với gần 40 năm trước”.
Mới vừa xây xong ngôi nhà mới, tuy còn túng thiếu, nhưng anh Hồ Văn Tâm cũng “tậu” được một cái ti vi màn hình phẳng trị giá hơn 3 triệu đồng cho cả nhà cùng xem chương trình Tết. “Từ ngày có ti vi, tối nào con cháu cũng tập trung, vừa xem vừa bóc vỏ đậu phộng, vui lắm!”, anh Tâm phân trần. “29 tết, tôi làm mâm cơm tất niên có đầy đủ thịt cá cúng ông bà đàng hoàng. Năm nay, ai cũng phấn khởi vì có nhà mới khang trang, vườn tược rộng để trồng rau và hoa tết, cuộc sống đổi thay hơn trước rất nhiều”, ông Hồ Văn Anh nói.
Nhiều gia đình khấm khá hơn, sau khi cúng tất niên còn mời dòng họ, bạn bè về chung vui, hàn huyên trong nếp nhà mới. Sáng mồng 1 Tết, trẻ em còn được nhận phong bao lì xì từ những người thân. Ông Huỳnh Việt Hùng, Phó trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Đồng Xuân cho biết: “Trước Tết, huyện cũng đã kịp thời hỗ trợ gạo, thực phẩm và hàng hóa tận nơi cho các hộ gia đình để họ thêm phần no đủ đón Tết, vui xuân”.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()