Chương trình hành động được tỉnh Phú Thọ đề ra trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 là: Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phấn đấu trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; tiếp tục thực hiện hiệu quả bốn khâu đột phá mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và du lịch.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Phú Thọ đã tập trung vào một số giải pháp chủ yếu, trong đó, phát triển công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, thu hút các ngành có thế mạnh, sản phẩm có hàm lượng khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch…
* Tuyên Quang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020. Các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội; huy động nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và xây dựng nông thôn mới; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Với mục tiêu đưa tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân 5 năm 2016 – 2020 đạt hơn 8%; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt hơn 2.400 USD, sớm đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía bắc, tỉnh tập trung vào ba khâu đột phá, gồm: đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ; phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; khai thác tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện, Tuyên Quang có 1.123 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 10.454 tỷ đồng và năm triệu USD (của năm dự án FDI), thu hút được một số tập đoàn lớn vào đầu tư như: Vingroup, Dệt may Việt Nam, FLC, Mường Thanh,…
Ý kiến ()