Phú Quốc xem xét sử dụng khí hoá lỏng phát điện
Ngày 17-5, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi làm việc với Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP (PVGAS - thành viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia) để nghe giới thiệu về khả năng sử dụng khí hoá lỏng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở Phú QuốcÔng Lâm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công thương Kiên Giang cho biết, trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng cho huyện đảo Phú Quốc, T.Ư và tỉnh ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ khai thác sử dụng năng lượng tái tạo ở các cấp độ khác nhau, giảm năng lượng hoá thạch, nghiên cứu sử dụng nhiệt điện bằng than hoặc nhiên liệu khí, tức là có hai khả năng để lựa chọn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.Cũng theo ông Hùng, nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện thương phẩm bình quân trên đảo Phú Quốc sẽ tăng rất nhanh trong những năm sắp tới. Cụ thể, từ nay đến năm 2015 là 1.386 kWh/người/năm (bình quân cả nước là 1.196 kWh/người/năm); đến năm 2020 là 2.614 kWh/người/năm (cả nước 1.897 kWh/người/năm) và đến năm...
Ngày 17-5, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi làm việc với Tổng Công ty khí Việt Nam – CTCP (PVGAS – thành viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia) để nghe giới thiệu về khả năng sử dụng khí hoá lỏng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở Phú Quốc
Ông Lâm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công thương Kiên Giang cho biết, trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng cho huyện đảo Phú Quốc, T.Ư và tỉnh ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ khai thác sử dụng năng lượng tái tạo ở các cấp độ khác nhau, giảm năng lượng hoá thạch, nghiên cứu sử dụng nhiệt điện bằng than hoặc nhiên liệu khí, tức là có hai khả năng để lựa chọn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
Cũng theo ông Hùng, nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện thương phẩm bình quân trên đảo Phú Quốc sẽ tăng rất nhanh trong những năm sắp tới. Cụ thể, từ nay đến năm 2015 là 1.386 kWh/người/năm (bình quân cả nước là 1.196 kWh/người/năm); đến năm 2020 là 2.614 kWh/người/năm (cả nước 1.897 kWh/người/năm) và đến năm 2030 khoảng hơn 4.200 kWh/người/năm.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, Giám đốc kinh doanh sản phẩm khí của PVGAS cho biết, việc xây dựng các nhà máy điện turbine khí (Gas Turbine – GT) đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, do có ưu điểm vượt trội so với nhà máy điện than.
Để làm ra 1 kWh điện từ than ước tính phải tốn khoảng 1.500 USD, trong khi đó với điện khí hoá lỏng con số này chỉ từ 800 – 850 USD/kWh. Diện tích chung để xây dựng nhà máy điện khí cũng chỉ bằng khoảng 1/3 so với nhà máy điện than, giá khí hoá lỏng cũng ổn định so với giá than và thời gian để xây dựng một nhà máy điện khí chỉ bằng một nửa so với điện than.
Ông Thắng cho rằng, sở dĩ PVGAS lựa chọn giới thiệu nhiên liệu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) cho nhà máy nhiệt điện Phú Quốc là bởi ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên, thì điện khí còn là mô hình phát điện thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu bảo đảm định hướng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao trong tương lai.
Mặt khác, theo tính toán của PVGAS thì giá thành sản xuất mỗi kilowatt điện thương phẩm từ khí hoá lỏng chỉ từ 9,5 – 10 cent (khoảng trên dưới 2.000đ/kWh), chỉ bằng 1/4 giá điện thương phẩm sử dụng dầu Diesel hoặc than.
Ông Thắng cho biết thêm, hiện PVGAS đang chuẩn bị đầu tư xây dựng kho LNG Phú Quốc với dung tích khoảng 15 nghìn mét khối, có khả năng cung cấp khí cho nhà máy điện công suất lên tới 230 MW, diện tích xây dựng khoảng 3,1 ha dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2014.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi khẳng định, tỉnh hoàn toàn ủng hộ việc sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng để phát điện, không chỉ riêng cho đảo Phú Quốc mà cho toàn tỉnh. Vấn đề còn lại là tỉnh sẽ tiếp tục có văn bản đề nghị các bộ, ngành T.Ư xem xét lựa chọn loại nhiên liệu này cho các nhà máy nhiệt điện, thay vì sử dụng than như định hướng trong các quy hoạch năng lượng trước đây.
Theo Nhandan
Ý kiến ()