Song song với đó, các mô hình sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ; các hoạt động phối hợp với bộ đội biên phòng tổ chức lớp truyền thông công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình, khám sức khoẻ cho phụ nữ tại các thôn bản đã nâng cao hiểu biết của chị em hội viên về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; tích cực tham gia giữ gìn an ninh biên giới, vệ sinh môi trường... Ở các thôn, bản vùng sâu biên giới, người phụ nữ đi sinh hoạt câu lạc bộ, thực hiện các biện pháp tránh thai, tham gia lớp tập huấn khuyến nông và đưa con đi tiêm chủng mở rộng... đã trở nên quen thuộc trong đời sống của mỗi gia đình và bản thân chị em. Họ ý thức được làm kinh tế giỏi, đẻ ít con, có một gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” làm cho vị thế của người phụ nữ được nâng lên. Giúp hội viên xóa đói giảm nghèo và xây dựng gia đình 4 chuẩn mực với các mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế”, câu lạc bộ phụ nữ và gần đây là mô hình “5 không, 3 sạch” đang được triển khai nhân rộng tại các chi hội. Đó là những hoạt động thiết thực của các cấp hội phụ nữ Văn Lãng trong công tác vận động phụ nữ, tập hợp, phát huy sức mạnh quần chúng, phụ nữ các dân tộc góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
LSO-Những năm qua, các cấp hội phụ nữ huyện Văn Lãng đã có phần đóng góp trong xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn. Một trong các hoạt động nổi bật của hội là hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập.
|
ĐVTN tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn |
Phụ nữ là lực lượng lao động chiếm trên 60% và là nguồn lao động chính có vai trò quan trọng làm ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Thời gian qua, hội viên Hội Phụ nữ huyện Văn Lãng đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, hàng năm các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất gắn với phong trào trồng và quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ vốn…giúp cho nhiều hộ phụ nữ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
Tính từ năm 2006 đến nay, đã mở được 105 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho gần 6.000 người tham dự; Hội Phụ nữ huyện phối hợp với Ngân hàng Chính sách huyện thực hiện chương trình ủy thác cho hộ nghèo và hội viên vay vốn với số tiền trên 62 tỷ đồng với trên 4.000 hộ vay để phát triển kinh tế gia đình. Các cơ sở hội thành lập được 149 tổ tín dụng tiết kiệm, với số tiền 85 triệu đồng; 53 mô hình nuôi lợn nhựa tiết kiệm với số tiền 66 triệu đồng… đây là hạt nhân của phong trào “Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo có địa chỉ”. Từ phong trào này, nhiệm kỳ qua (2006- 2011) đã giúp được 1.457/1.685 hộ phụ nữ nghèo, đạt 86,47%; góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện, đưa số hộ nghèo từ 29% (năm 2006) xuống còn 17,3% ( năm 2010).Công tác xoá đói giảm nghèo cho hội viên ngày càng hiệu quả hơn với việc các cơ sở hội đẩy mạnh xây dựng mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế”. Hiện toàn huyện có hàng trăm mô hình làm ăn giỏi, đạt mức thu nhập từ 65 triệu đồng trở lên/năm.
Cụ thể như mô hình sản xuất gạch bê tông kết hợp với chăn nuôi và dịch vụ của gia đình chị Lương Mỹ Lệ, thôn Lũng Vài, xã Trùng Quán, mỗi năm cho thu nhập từ 120 – 150 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động nông thôn, với lương bình quân từ 2- 2,5 triệu đồng/ người/ tháng; mô hình chăn nuôi kết hợp dịch vụ của chị Phùng Thị Hiệp, thôn Khun Slam, xã Hoàng Việt, mỗi năm thu nhập đạt 80 – 100 triệu đồng. Và còn rất nhiều mô hình làm ăn kinh tế của hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện, hội đã lấy xóa đói giảm nghèo cho hội viên làm động lực chính thúc đẩy các mặt hoạt động công tác khác của hội, các cấp hội phụ nữ Văn Lãng đã từng bước làm chuyển biến phong trào phụ nữ cơ sở. Chất lượng hoạt động của cơ sở hội, chi hội ngày càng nâng lên. Thêm nữa là hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ liên tục phát triển, các cụm chợ xã, chợ khu vực, chợ trung tâm, chợ cửa khẩu và các loại hình dịch vụ khác luôn đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều chị em tham gia, qua hoạt động này chị em đã không ngừng nghiên cứu học tập, đổi mới tư duy trong kinh doanh, năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao. Hàng năm hội viên phụ nữ kinh doanh đều hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, góp phần quan trọng vào công tác thu ngân sách của huyện.
Song song với đó, các mô hình sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ; các hoạt động phối hợp với bộ đội biên phòng tổ chức lớp truyền thông công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình, khám sức khoẻ cho phụ nữ tại các thôn bản đã nâng cao hiểu biết của chị em hội viên về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; tích cực tham gia giữ gìn an ninh biên giới, vệ sinh môi trường… Ở các thôn, bản vùng sâu biên giới, người phụ nữ đi sinh hoạt câu lạc bộ, thực hiện các biện pháp tránh thai, tham gia lớp tập huấn khuyến nông và đưa con đi tiêm chủng mở rộng… đã trở nên quen thuộc trong đời sống của mỗi gia đình và bản thân chị em. Họ ý thức được làm kinh tế giỏi, đẻ ít con, có một gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” làm cho vị thế của người phụ nữ được nâng lên. Giúp hội viên xóa đói giảm nghèo và xây dựng gia đình 4 chuẩn mực với các mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế”, câu lạc bộ phụ nữ và gần đây là mô hình “5 không, 3 sạch” đang được triển khai nhân rộng tại các chi hội. Đó là những hoạt động thiết thực của các cấp hội phụ nữ Văn Lãng trong công tác vận động phụ nữ, tập hợp, phát huy sức mạnh quần chúng, phụ nữ các dân tộc góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()