LSO-So với các năm trước, năm nay trồng trọt được coi là tương đối thuận lợi, ít có sâu, bệnh phát sinh gây hại. Điều đó khẳng định sự chủ động của cơ quan chuyên môn, các cấp các ngành và sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức của người dân trong phòng trừ sâu, bệnh hại.Nông dân huyện Chi Lăng chăm sóc bí xanh - Ảnh: N.NCuối tháng 8/2011, cán bộ chuyên môn huyện Hữu Lũng phát hiện bệnh lùn sọc đen xuất hiện tại thôn Trại Điểm, xã Nhật Tiến với diện tích 0,072ha. Tuy diễn biến không phức tạp như năm trước, nhưng qua kiểm tra, nắm tình hình, lượng và diện nhiễm lùn sọc đen trên địa bàn huyện tăng khá nhanh. Ông Dương Mạnh Hùng, Trạm trưởng, Trạm bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Hữu Lũng cho biết: Đến thời điểm ngày 6/9, diện tích lúa bị nhiễm lùn sọc đen đã lên đến con số 17,432ha, rải rác ở 13 xã trên địa bàn toàn huyện. Đây là loại bệnh do vi rút gây ra, rất nguy hiểm đối với lúa, tuy nhiên trên thực tế, đây lại không phải là bệnh lạ...
LSO-So với các năm trước, năm nay trồng trọt được coi là tương đối thuận lợi, ít có sâu, bệnh phát sinh gây hại. Điều đó khẳng định sự chủ động của cơ quan chuyên môn, các cấp các ngành và sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức của người dân trong phòng trừ sâu, bệnh hại.
|
Nông dân huyện Chi Lăng chăm sóc bí xanh – Ảnh: N.N |
Cuối tháng 8/2011, cán bộ chuyên môn huyện Hữu Lũng phát hiện bệnh lùn sọc đen xuất hiện tại thôn Trại Điểm, xã Nhật Tiến với diện tích 0,072ha. Tuy diễn biến không phức tạp như năm trước, nhưng qua kiểm tra, nắm tình hình, lượng và diện nhiễm lùn sọc đen trên địa bàn huyện tăng khá nhanh. Ông Dương Mạnh Hùng, Trạm trưởng, Trạm bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Hữu Lũng cho biết: Đến thời điểm ngày 6/9, diện tích lúa bị nhiễm lùn sọc đen đã lên đến con số 17,432ha, rải rác ở 13 xã trên địa bàn toàn huyện. Đây là loại bệnh do vi rút gây ra, rất nguy hiểm đối với lúa, tuy nhiên trên thực tế, đây lại không phải là bệnh lạ đối với Hữu Lũng, bởi năm trước, địa phương này cũng đã từng bùng phát dịch bệnh lùn sọc đen. Chính vì vậy các phương án khoanh vùng, khống chế sự lây lan của bệnh được cơ quan chuyên môn thực hiện một cách khẩn trương và có hiệu quả. Ông Hùng cho biết: Cán bộ BVTV đã phối hợp chặt chẽ với khuyến nông và ban chỉ đạo sản xuất của các địa phương cùng với nhân dân tích cực bám sát đồng ruộng và xử lý bệnh theo đúng quy trình, nhổ bỏ những rảnh lúa nhiễm bệnh, đồng thời tăng cường phun trừ rầy để hạn chế lây lan và đẩy mạnh chăm sóc, phục hồi cây lúa. Một điểm thuận lợi là số thuốc BVTV dùng để dập dịch năm trước vẫn còn 3.305 chai, được bảo quản tốt, đúng kỹ thuật, số này vẫn đảm bảo chất lượng và ngay lập tức được cơ quan chuyên môn cấp phát cho các hộ gia đình, đảm bảo kịp thời cho công tác khống chế bệnh. Thời điểm này, các trà lúa mùa trên địa bàn huyện Hữu Lũng đang trong giai đoạn ôm đòng đến trỗ bông, ông Hùng khẳng định: Tình hình bệnh lùn sọc đen đã cơ bản được khống chế, chưa lây lan thành dịch. Thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ cũng như chăm sóc ở giai đoạn này, năng suất lúa sẽ bị ảnh hưởng không đáng kể.
Ngoài bệnh lùn sọc đen trên địa bàn huyện Hữu Lũng, theo thống kê của Chi cục BVTV, hiện nay toàn tỉnh có 163,7 ha diện tích lúa mùa nhiễm rầy và 233ha nhiễm sâu cuốn lá nhỏ với mức độ trung bình, nhẹ. Ông Sầm Ngọc Thanh, Chi cục phó Chi cục BVTV cho biết: Thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo chính xác, cơ quan BVTV đã chủ động trước mọi diễn biến của sâu, bệnh hại, từ đó ra các thông báo chỉ đạo phòng trừ kịp thời, duy trì thông báo định kỳ hàng tuần và ra các thông báo khẩn khi cần thiết. Một yếu tố nữa là qua nhiều năm phòng trừ sâu, bệnh hại, nhận thức của nhân dân và chính quyền các địa phương cũng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ đó mà tất cả các diện tích nhiễm rầy và sâu cuốn lá nhỏ đều đã được phun phòng trừ kịp thời, có hiệu quả. Mặt khác, Chi cục BVTV tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV cho các hộ kinh doanh. Từ đầu năm đến nay đã cấp mới 30 chứng chỉ, gia hạn thêm 40 chứng chỉ và tổ chức lớp tập huấn chuyên môn, phổ biến các văn bản pháp luật cho 169 cá nhân kinh doanh thuốc BVTV tham gia…Qua đó nâng cao chất lượng của dịch vụ thuốc BVTV, đảm bảo cho người nông dân được tiếp cận với dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng, góp phần quan trọng vào hiệu quả của công tác phòng trừ sâu bệnh.
Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh, sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ trên lúa đang trong giai đoạn nhộng và sẽ phát sinh gây hại trong thời gian tới. Người dân ở các địa phương đã và đang có sự chuẩn bị cần thiết để đối phó với tình hình. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang có những chuyển biến rõ nét, từ chỗ bị động theo diễn biến dịch, nay đã chủ động đón đầu sự phát sinh của sâu bệnh. Cũng chính vì thế mà công tác phòng trừ đạt được hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào thắng lợi của mùa vụ.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()