LSO-Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và biến động của giá cả thị trường, song với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác và phong trào nông dân. Nhờ đó kinh tế nông - lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân từng bước được cải thiện.Đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá; các mô hình liên kết sản xuất ngày càng được nhân rộng. Hiện nay toàn tỉnh có 2.342 chi hội và 226 cơ sở hội, trong đó kết quả xếp loại đánh giá năm 2010, số chi hội, cơ sở hội đạt vững mạnh chiếm 54,95%; chi hội, cơ sở hội đạt khá 36% và trên 2.700 hộ tiêu biểu sản xuất kinh...
LSO-Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và biến động của giá cả thị trường, song với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác và phong trào nông dân. Nhờ đó kinh tế nông – lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân từng bước được cải thiện.
Đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá; các mô hình liên kết sản xuất ngày càng được nhân rộng. Hiện nay toàn tỉnh có 2.342 chi hội và 226 cơ sở hội, trong đó kết quả xếp loại đánh giá năm 2010, số chi hội, cơ sở hội đạt vững mạnh chiếm 54,95%; chi hội, cơ sở hội đạt khá 36% và trên 2.700 hộ tiêu biểu sản xuất kinh doanh giỏi. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm, trong năm, các cấp hội đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương mở 1.216 lớp tập huấn chuyển giao KHKT và dạy nghề cho 79.477 lượt người. Ngoài ra, còn tập huấn phát triển nghề mới cho nông dân; xây dựng mô hình điểm; các điểm trình diễn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
|
Đường bê tông ở thôn Co Măn, xã Mai Pha, T.p Lạng Sơn |
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành rõ nét một số vùng chuyên canh mang tính sản xuất hàng hoá tập trung như: Na ở Chi Lăng; thạch đen ở Tràng Định; rau sạch theo tiêu chuẩn Việt GAP ở Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn. Qua đó, nhiều hộ hội viên nông dân nghèo đã khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm vay vốn đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất đạt hiệu quả, vươn lên làm ăn khá như hộ ông Hoàng Đức Hậu, ở xã Quan Bản (Lộc Bình); Triệu Văn Tám ở xã Tràng Phái (Văn Quan); bà Chu Thuý Sung, ở xã Quảng Lạc (T.p Lạng Sơn)… mỗi năm gia đình có thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, hội nông dân phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chương trình uỷ thác cho 19.826 hộ nghèo vay vốn, với tổng dư nợ đến nay là 286.967 triệu đồng; tiếp tục thực hiện Nghị quyết liên tịch 2308 của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để củng cố các tổ vay vốn tiết kiệm hoạt động đạt hiệu quả. Đồng thời, vận động hội viên nông dân tương trợ giúp đỡ nhau thông qua các hình thức như cho mượn vốn, cây con giống, hướng dẫn cách thức sản xuất, đóng góp ngày công lao động, đã giúp hàng trăm hộ nông dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Cùng với việc thực hiện phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hội nông dân các địa phương còn thực hiện tốt phong trào xây dựng nông thôn mới, huy động đóng góp 153.390 ngày công tu sửa 171,599km đường giao thông nông thôn, làm mới 10,8 km đường bê tông; sửa chữa, nạo vét và kiên cố hoá trên 220 km kênh mương thuỷ lợi. Song song với đó, Hội chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Kết quả, hội viên nông dân tham gia xây dựng làng, xã văn hoá, xây dựng hộ gia đình nông dân văn hoá được 62.403 hộ, đạt 94,55% kế hoạch năm. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; phòng chống các tệ nạn xã hội; kế hoạch hoá gia đình; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Từ thực tiễn triển khai, các phong trào của hội nông dân đã phát huy được nội lực, khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, phát triển chăn nuôi toàn diện, các mô hình kinh tế hộ VAC, khôi phục ngành nghề, bảo vệ môi trường ở nông thôn; đặc biệt Hội nông dân đã tích cực tham gia cùng các cấp, các ngành thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15% năm 2010. Để tiếp tục xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế đạt hiệu quả, cần thực hiện quy hoạch đồng bộ về khu dân cư, giao thông, thuỷ lợi, đào tạo nghề, việc làm của người nông dân….Đó cũng là những khó khăn chung để các cấp, các ngành, trong đó có Hội nông dân từ tỉnh đến cơ sở tham gia giải quyết.
Thế Bảo
Ý kiến ()