LSO-Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Bên cạnh các nguyên nhân: bệnh tật, bệnh lý bẩm sinh (rối loạn chuyển hoá) thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng SDD. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng để phòng, chống SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi là đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho cả mẹ và bé.Đo chiều cao theo dõi tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổiChị Hoàng Thị L., 26 tuổi ở Bản Châu, xã Tri Lễ, huyện Văn Quan trong quá trình mang thai ăn uống kém nên khi chào đời, bé nhà chị bị nhẹ cân (nặng chưa đầy 2.500gram). Với cân nặng “khiêm tốn” như vậy, em bé này rất dễ rơi vào tình trạng SDD. Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Liên, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, SDD do thiếu protein - nǎng lượng là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em nước ta. Biểu hiện của SDD là trẻ...
LSO-Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Bên cạnh các nguyên nhân: bệnh tật, bệnh lý bẩm sinh (rối loạn chuyển hoá) thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng SDD. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng để phòng, chống SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi là đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho cả mẹ và bé.
|
Đo chiều cao theo dõi tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi |
Chị Hoàng Thị L., 26 tuổi ở Bản Châu, xã Tri Lễ, huyện Văn Quan trong quá trình mang thai ăn uống kém nên khi chào đời, bé nhà chị bị nhẹ cân (nặng chưa đầy 2.500gram). Với cân nặng “khiêm tốn” như vậy, em bé này rất dễ rơi vào tình trạng SDD.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Liên, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, SDD do thiếu protein – nǎng lượng là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em nước ta. Biểu hiện của SDD là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp; trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị SDD mà trước hết phải kể đến chế độ ăn uống không hợp lý của cả mẹ và bé. Về phía người mẹ, trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ dẫn đến mẹ bị SDD và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị SDD từ trong bào thai sẽ dễ bị SDD sau này. Người mẹ bị SDD, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con cũng dễ bị SDD. Về phía trẻ, thiếu ǎn, bữa ǎn thiếu số lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển chính là nguyên nhân khiến bé SDD. “Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể.
Do đó, việc trẻ không được bú mẹ, cho ăn bổ sung không đúng cách…. đều có thể khiến bé rơi vào tình trạng SDD. Bên cạnh đó, chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ ốm; môi trường sống, nước dùng để chế biến thức ăn, tắm giặt cho trẻ không đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố dẫn đến SDD. ” Bác sĩ Liên nhấn mạnh. Nghiên cứu khoa học cho thấy tình trạng SDD thường gặp ở các nhóm: trẻ đẻ nhẹ cân (dưới 2.500gram), trẻ sinh đôi, sinh ba; trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa; trẻ ở những gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém; trẻ đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn: tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp…
Đặc biệt, nhóm trẻ 6-24 tháng tuổi là nhóm dễ bị SDD do đây là thời kỳ trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, nhạy cảm với bệnh tật. Chính vì vậy, để phòng, chống SDD ở trẻ em, điều quan trọng và cần thiết là phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp dinh dưỡng đủ cả chất và lượng cho nhu cầu phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi. Và không ai khác, gia đình chính là “đối tượng” chủ động thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Bác sĩ Liên cho biết: Để phòng, chống SDD cho trẻ em cần đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Đối với người mẹ, ngay từ trước và trong khi mang thai phải có chế độ ăn uống hợp lý để đạt mức tăng 10-12kg, khám thai ít nhất 3 lần, tiêm phòng uốn ván, bổ sung sắt (acid folic) để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng; sau khi sinh nguời mẹ cần được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, tránh kiêng khem quá mức để đảm bảo đủ sữa cho bé. Đối với trẻ, cần cho trẻ bú sớm trong một giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đảm bảo đủ chất, da dạng thức ăn và VSATTP; trẻ từ 6-60 tháng tuổi cần được bổ sung Vitamin A liều cao 2 lần/năm để phòng thiếu vi chất. Bên cạnh đó, cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ cần chăm sóc, đề phòng trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn; khi trẻ ốm dậy, phải hồi phục dinh dưỡng cho trẻ: cho ăn thêm, uống đủ nước, bổ sung Vitamin A…
SDD hiện còn khá phổ biến ở trẻ em nước ta với 17,5% trẻ SDD cân nặng/tuổi; 29,3% trẻ SDD chiều cao/tuổi. Ở Lạng Sơn, tỷ lệ tương ứng là 21,6% và 31%. Tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết và chủ động của mỗi gia đình trong thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em sẽ là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống SDD trẻ em, từ đó cải thiện sức khoẻ, trí tuệ con người Việt Nam.
Bảo Vy
Ý kiến ()