Theo Trạm thú y huyện, tính đến ngày 29/6, xã Tri Phương đã có 123 con lợn trên địa bàn 7 thôn mắc bệnh tai xanh. Ngày 30/6/2012, UBND tỉnh công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn xã Tri Phương, huyện Tràng Định. Cùng ngày, Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thị Thanh Nhàn đã đến đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo công tác chống dịch tại địa phương này. Đoàn kiểm tra đã thẳng thắn chỉ ra những điểm còn tồn tại trong công tác chống dịch tai xanh ở Tri Phương. Đồng thời đề nghị chính quyền địa phương khẩn trương thành lập các tổ phun tiêu độc khử trùng, tổ tiêu hủy và phối hợp triển khai 2 chốt kiểm dịch tạm thời ở đầu và cuối xã trên quốc lộ 3B. Mặt khác chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc tập trung lực lượng cùng với xã triển khai đầy đủ các biện pháp khống chế dịch, trước mắt là thực hiện tiêm phòng một cách triệt để; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân hiểu về cơ chế chính sách của tỉnh và thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm bảo chống dịch một cách hiệu quả nhất…Hiện nay trên địa bàn tỉnh, ngoài các huyện Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Tràng Định, ngày 29/6, tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng cũng đã xuất hiện mầm mống của dịch tai xanh. Diễn biến phức tạp của tình hình đòi hỏi cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp và người dân phải nâng cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
LSO-Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên gia súc, ngành chuyên môn, nhân dân và chính quyền các địa phương đã có rất nhiều nỗ lực để ổn định tình hình. Tuy nhiên ở một số nơi vẫn còn tâm lý chủ quan, khiến cho công tác khống chế dịch trở nên khó khăn hơn. Trường hợp ở xã Tri Phương, huyện Tràng Định là một trong những ví dụ điển hình.
Phun thuốc khử trùng tại chốt kiểm dịch tạm thời trên địa bàn
thôn Pá Lân, xã Tri Phương, huyện Tràng Định
Ngày 12/6/2012, đàn lợn nhà anh Nông Văn Môn, thôn Pá Lầu, xã Tri Phương bắt đầu có biểu hiện lạ. Đặc biệt là 2 con nái sắp đẻ bỗng dưng bỏ ăn và có biểu hiện sốt. Tưởng rằng cũng như những lần trước, lợn chỉ bị bệnh thông thường, anh ra chợ Thất Khê mua ít thuốc về tự điều trị, nào ngờ bệnh chẳng khỏi, lợn cứ yếu dần và chết sau 6 ngày gia đình tự điều trị. Chưa đầy 2 ngày sau, 1 con lợn thịt hơn 40kg cũng lăn quay ra chết. Mẫu bệnh phẩm sau đó đã được cơ quan chuyên môn xác định dương tính với bệnh tai xanh. Anh Môn rầu rầu: tôi nuôi lợn cả mấy chục năm trời đã gặp trường hợp thế này bao giờ đâu, cả thôn Pá Lầu, cả cái xã Tri Phương này đã bao giờ bị tai xanh, tai đỏ gì, tiền thuốc mất toi hơn triệu rưỡi, 3 con lợn cũng mất luôn, đúng là tiền mất, tật mang. Chăn nuôi lợn ở Pá Lầu phát triển chưa mạnh lắm, cả thôn chỉ có dăm người chăn nuôi khá như gia đình anh Môn, thời điểm mắc bệnh tai xanh, đàn lợn nhà anh có 12 lợn thịt và 2 nái. Cũng may, sau khi thú y cơ sở phát hiện đã hướng dẫn gia đình anh điều trị theo phác đồ nên giữ được số còn lại.
Ông Bế Văn Dũng, Trưởng thôn Pá Lầu bộc bạch: trên địa bàn chưa xuất hiện bệnh tai xanh bao giờ, nên người chăn nuôi trong thôn không nhận biết được. Trước nay, lợn bị bệnh, người dân tự mua thuốc về điều trị chứ ít khi liên hệ với cán bộ chuyên môn. Toàn thôn Pá Lầu có khoảng 200 con lợn thì giờ ½ trong số đó đã mắc bệnh. Điều nguy hiểm là Pá Lầu lại ngay đầu nguồn con suối, dòng suối này chảy qua xã Đại Đồng rồi ra thị trấn Thất Khê, nếu không xử lý thật tốt vệ sinh môi trường, thì rất có thể dịch sẽ phát tán theo dòng nước. Chẳng những chủ quan trong khâu phòng bệnh, mà trong chống dịch, người Pá Lầu cũng rất lúng túng, tính đến ngày 30/6, tỉ lệ tiêm phòng trong ổ dịch mới chỉ đạt có 80% và các biện pháp vệ sinh môi trường như rắc vôi bột, phun khử trùng vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Chẳng riêng gì Pá Lầu, thôn Nà Mè kề bên cũng đang lao đao vì dịch. Cả thôn có 110 con lợn, đã có tới 58 con mắc bệnh, trong đó có một con chết và tiêu hủy. Ông Nguyễn Văn Trọng, Trưởng thôn cho biết: cũng may là phát hiện sớm, lại được hướng dẫn điều trị kịp thời, nên số bị chết chưa nhiều. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm phòng ở ổ dịch này cũng mới chỉ đạt 50%. Lý giải về điều này, ông Trọng bảo: bà con chữa, thấy lợn bắt đầu ăn được rồi nên không tiêm phòng nữa, chỉ tiêm những con chưa bị bệnh. Thuốc tiêu độc khử trùng thì thú y phát cho dân, có người phun rồi, nhưng cũng có hộ chưa kịp phun. Nhìn từ hướng khác thì chính Trạm thú y huyện đã chưa làm tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân. Bởi chỉ đạo của tỉnh là phải triển khai tiêm phòng bao vây từ ngoài vào trong và tiêm thẳng vào ổ dịch, vậy mà nhân dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ, trong khi đó việc phát thuốc khử trùng cho nhân dân tự phun chưa thật hợp lý trong thời điểm này, bởi muốn nhanh, đồng loạt và triệt để chỉ có thể bằng cách thành lập đội phun tập trung.
Theo Trạm thú y huyện, tính đến ngày 29/6, xã Tri Phương đã có 123 con lợn trên địa bàn 7 thôn mắc bệnh tai xanh. Ngày 30/6/2012, UBND tỉnh công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn xã Tri Phương, huyện Tràng Định. Cùng ngày, Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thị Thanh Nhàn đã đến đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo công tác chống dịch tại địa phương này. Đoàn kiểm tra đã thẳng thắn chỉ ra những điểm còn tồn tại trong công tác chống dịch tai xanh ở Tri Phương. Đồng thời đề nghị chính quyền địa phương khẩn trương thành lập các tổ phun tiêu độc khử trùng, tổ tiêu hủy và phối hợp triển khai 2 chốt kiểm dịch tạm thời ở đầu và cuối xã trên quốc lộ 3B. Mặt khác chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc tập trung lực lượng cùng với xã triển khai đầy đủ các biện pháp khống chế dịch, trước mắt là thực hiện tiêm phòng một cách triệt để; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân hiểu về cơ chế chính sách của tỉnh và thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm bảo chống dịch một cách hiệu quả nhất…Hiện nay trên địa bàn tỉnh, ngoài các huyện Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Tràng Định, ngày 29/6, tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng cũng đã xuất hiện mầm mống của dịch tai xanh. Diễn biến phức tạp của tình hình đòi hỏi cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp và người dân phải nâng cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()