Phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn: Cách làm hay tại hợp tác xã An Hồng
– Thời gian qua, trong khi người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh lao đao vì bệnh dịch tả lợn châu Phi thì hoạt động chăn nuôi lợn tại Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp An Hồng, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn vẫn luôn ổn định và vươn lên phát triển thành hợp tác xã chăn nuôi tiêu biểu hàng đầu của tỉnh. Có được kết quả đó là do sự chủ động xây dựng và thực hiện tốt quy định phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, hợp tác xã duy trì 200 con lợn nái, 2.000 con lợn thịt. Thu nhập người lao động trong hợp tác xã đạt từ 7 đến 20 triệu đồng/người/tháng.
TÂN AN, NGUYỄN PHÚC
Các phương tiện ra, vào hợp tác xã đều được nhân viên trong hợp tác xã phun khử khuẩn kỹ lưỡng
Trước khi vào khu chăn nuôi, người lao động, khách đến liên hệ công tác bắt buộc phải mặc trang phục bảo hộ đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh
Các trang thiết bị trước khi vào khu chăn nuôi đều được khử khuẩn tiệt trùng bằng máy
Sau khi mặc trang phục bảo hộ, người lao động phải đi qua buồng khử khuẩn bằng vôi bột, vôi nước, Cloramin B lần 1
Người lao động phải tắm rửa, nghỉ ngơi 2 ngày tại khu vực cách ly trước khi thực hiện bước khử khuẩn cuối cùng để vào khu chăn nuôi
Người lao động thay đồ bảo hộ lần 2, sau đó bước vào khu vực khử khuẩn bằng Cloramin B và bể vôi bột, vôi nước lần 2 trước khi vào khu chăn nuôi thực hiện công việc
Đàn lợn con được tiêm phòng các loại dịch bệnh đúng thời gian, đúng quy định
Người lao động thực hiện việc phun khử trùng chuồng trại, khu vực xung quanh khu chăn nuôi
Hợp tác xã trang bị 22 camera giám sát để kịp thời nắm bắt quá trình sinh trưởng, phát triển của đàn lợn
Ý kiến ()