Không chỉ riêng Hùng Việt mà hiện nay trên địa bàn huyện Tràng Định, phong trào chăn nuôi hàng hóa đang có sự phát triển nhanh chóng. Ông Đường Trung Nam, Trạm trưởng Trạm thú y huyện cho biết: trên địa bàn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát và xâm nhiễm dịch bệnh gia súc gia cầm, nguy cơ cao nhất là xâm nhiễm từ con giống không rõ nguồn gốc, do địa phương chưa chủ động được phải nhập từ nơi khác. Tuy nhiên, trên thực tế, theo đánh giá của ông Nam, người chăn nuôi đã rất chủ động đối phó với nguy cơ, từ khi chọn mua con giống, nông dân đã tìm hiểu rất kỹ và được cán bộ chuyên môn tư vấn các cơ sở tin cậy. Cùng với đó, trong suốt quá trình chăn nuôi, công tác tiêm phòng được chú trọng. Tính đến cuối tháng 3/2012, toàn huyện đã tiêm phòng được trên 15.000 con gia súc, gia cầm. Các công tác khác như kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y vẫn thường xuyên được chú trọng. Với sự chủ động của người chăn nuôi và sự tích cực của cơ quan chuyên môn, Tràng Định đã và đang thiết lập được phòng tuyến chống dịch bệnh từ xa.
LSO-Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi trên địa bàn huyện Tràng Định đã có sự phát triển khá nhanh. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung, tự cấp chuyển dần sang chăn nuôi với quy mô lớn hơn, mang tính chất hàng hóa. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi, ý thức phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm của nhân dân cũng được nâng lên một bước.
Nông dân xã Hùng Việt, Tràng Định tăng cường giám sát dịch bệnh đàn vật nuôi
Chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Bản Nhàn, xã Hùng Việt nhanh nhẹn lựa từng chú gà nhỏ bằng nắm tay rồi cẩn thận tiêm thuốc phòng những bệnh thông thường. Mấy năm trước, chị chỉ nuôi vài con gà thả rông ngoài vườn, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của gia đình, nên việc tiêm phòng chị chẳng mấy để ý. Nhưng gần đây gia đình chị Hằng chuyển sang chăn nuôi lớn hơn, nuôi tập trung khoảng 250 con gà mỗi lứa, trung bình mỗi năm cung cấp cho thị trường 500 con gà thịt. Nghe thông tin về dịch bệnh gia súc, gia cầm từ các phương tiện thông tin đại chúng, lại qua các lớp tập huấn về chăn nuôi, chị tự học cách tiêm phòng, rồi nhờ thú y viên tư vấn về các loại thuốc và các đợt tiêm theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Chị hằng tâm sự: chuyển sang chăn nuôi hàng hóa với số lượng đầu vật nuôi gấp vài chục lần so với trước, nếu dịch bệnh xảy ra, thì thiệt hại trước tiên thuộc về gia đình mình, bao nhiều vốn liếng dồn vào đó cả, vì vậy mỗi giai đoạn sinh trường, đến kỳ mình lại nhờ thú y viên tư vấn rồi tự tiêm, đồng thời mỗi khi gà có biểu hiện khác thường mình cũng báo ngay cho cán bộ chuyên môn để được giúp đỡ xử lý kịp thời. Chính nhờ sự chủ động đó mà từ khi chuyển sang chăn nuôi hàng hóa, cho đến nay đàn gia cầm của gia đình chị Hằng phát triển rất ổn định. Bà Lương Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Việt cho biết: trong vòng 3 năm trở lại đây, chăn nuôi trên địa bàn xã bắt đầu có sự phát triển, quy mô lớn hơn và tính chất hàng hóa cũng rõ rằng hơn, trong đó đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Hầu như gia đình nào trên địa bàn cũng đầu tư để phát triển chăn nuôi, so với các địa phương khác thì quy mô chưa phải là lớn, nhưng so với chăn nuôi nhỏ lẻ trước kia thì gấp hàng vài chục lần. Chăn nuôi phát triển đã tạo nên một “cú hích” làm động lực để thúc đẩy kinh tế địa phương. Tuy nhiên, nếu không chú trọng tới phòng, chống dịch bệnh, tạo nền tảng cho chăn nuôi bền vững, thì hậu quả sẽ rất khó lường. Xác định rõ vấn đề này, trong những năm qua, xã Hùng Việt đã tổ chức nhiều các lớp tập huấn về phòng, trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi cho nhân dân. Mặt khác chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên, bám nắm cơ sở để kịp thời tư vấn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý khi có dấu hiệu bất thường. Qua đó, ý thức của người chăn nuôi đã được nâng lên một bước. Cách đây chưa lâu, trên địa bàn thôn Bản Nhàn , người dân phát hiện trâu có dấu hiệu quả, nghi là lở mồm long móng, thông tin đó đã nhanh chóng được báo cho thú y viên. Từ sự chủ động ấy, bệnh chỉ mới chớm trên diện hẹp đã được khống chế, xử lý. Trong khi đó, vừa qua đội phun tiêu độc khử trùng của xã đã được thành lập và hoạt động rất hiệu quả, giúp từng gia đình tăng cường vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh dịch.
Không chỉ riêng Hùng Việt mà hiện nay trên địa bàn huyện Tràng Định, phong trào chăn nuôi hàng hóa đang có sự phát triển nhanh chóng. Ông Đường Trung Nam, Trạm trưởng Trạm thú y huyện cho biết: trên địa bàn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát và xâm nhiễm dịch bệnh gia súc gia cầm, nguy cơ cao nhất là xâm nhiễm từ con giống không rõ nguồn gốc, do địa phương chưa chủ động được phải nhập từ nơi khác. Tuy nhiên, trên thực tế, theo đánh giá của ông Nam, người chăn nuôi đã rất chủ động đối phó với nguy cơ, từ khi chọn mua con giống, nông dân đã tìm hiểu rất kỹ và được cán bộ chuyên môn tư vấn các cơ sở tin cậy. Cùng với đó, trong suốt quá trình chăn nuôi, công tác tiêm phòng được chú trọng. Tính đến cuối tháng 3/2012, toàn huyện đã tiêm phòng được trên 15.000 con gia súc, gia cầm. Các công tác khác như kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y vẫn thường xuyên được chú trọng. Với sự chủ động của người chăn nuôi và sự tích cực của cơ quan chuyên môn, Tràng Định đã và đang thiết lập được phòng tuyến chống dịch bệnh từ xa.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()