LSO-Đầu tháng 11, giáp ranh với Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bùng phát dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn. Điều này làm tăng thêm nguy cơ gây bùng phát bệnh, dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ta trong thời điểm giao mùa này.Ngoài nguy cơ xâm nhiễm dịch từ các tỉnh giáp ranh, thì trong thời điểm những tháng cuối năm này, theo dự báo của các cơ quan chức năng, xu hướng vận chuyển gà nhập lậu từ bên kia biên giới sẽ có chiều hướng gia tăng. Đây sẽ là một nguy cơ rất lớn, đe dọa gây bùng phát cúm gia cầm. Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Nguyệt, Chi cục phó Chi cục thú y tỉnh thì trong thời điểm giao mùa này nguy cơ xuất hiện các loại bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tụ huyết trùng…cũng tăng cao. Trong khi đó, với đặc trưng của một tỉnh miền núi, chăn nuôi ở tỉnh ta cơ bản là chăn nuôi nhỏ lẻ với tập quán thả rông. Có thể ví tập quán chăn nuôi lạc hậu này như một chất xúc tác cho những nguy cơ...
LSO-Đầu tháng 11, giáp ranh với Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bùng phát dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn. Điều này làm tăng thêm nguy cơ gây bùng phát bệnh, dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ta trong thời điểm giao mùa này.
Ngoài nguy cơ xâm nhiễm dịch từ các tỉnh giáp ranh, thì trong thời điểm những tháng cuối năm này, theo dự báo của các cơ quan chức năng, xu hướng vận chuyển gà nhập lậu từ bên kia biên giới sẽ có chiều hướng gia tăng. Đây sẽ là một nguy cơ rất lớn, đe dọa gây bùng phát cúm gia cầm. Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Nguyệt, Chi cục phó Chi cục thú y tỉnh thì trong thời điểm giao mùa này nguy cơ xuất hiện các loại bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tụ huyết trùng…cũng tăng cao. Trong khi đó, với đặc trưng của một tỉnh miền núi, chăn nuôi ở tỉnh ta cơ bản là chăn nuôi nhỏ lẻ với tập quán thả rông. Có thể ví tập quán chăn nuôi lạc hậu này như một chất xúc tác cho những nguy cơ kể trên trở nên nguy hiểm và dễ trở thành hiện thực hơn. Thêm vào đó, một điểm bất lợi lớn cho công tác phòng chống dịch của tỉnh ta trong năm nay là Lạng Sơn nằm trong 1/12 tỉnh miền núi không được cấp phát, hỗ trợ vắc xin tiêm phòng cúm gia cầm. Vì thế nguy cơ bùng phát dịch bệnh từ nội địa cũng không hề nhỏ.
|
Cán bộ thú y huyện Văn Quan lấy huyết thanh trên đàn lợn để xét nghiệm, phát hiện bệnh |
Mới đây nhất, trong tháng 10 vừa qua, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh đã có những diễn biến bất thường, tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh các loại bệnh trên vật nuôi. Cụ thể bệnh tụ huyết trùng trên trâu, bò đã xảy ra tại Lộc Bình và Đình Lập làm chết 54 con; bệnh lép-tô xuất hiện trên đàn lợn ở một số địa phương gây chết 352 con…Đây là những lời cảnh báo cụ thể và rõ ràng nhất đối với các hộ chăn nuôi trong thời điểm này. Trước tình trạng đó, Chi cục thú y tỉnh đã chỉ đạo các Trạm thú y và thú y viên trong toàn tỉnh tăng cường giám sát, điều trị, ngăn chặn không để bệnh bùng phát thành dịch. Mặt khác đẩy mạnh triển khai thực hiện các biện pháp phòng, ưu tiên số một của Chi cục thú y là tiếp tục tuyên truyền, tập huấn cho người dân, chính quyền cơ sở về tác hại, cách phòng chống dịch bệnh một cách có hiệu quả và các phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Chỉ tính riêng trong tháng 10, các Trạm thú y đã tổ chức hàng chục cuộc tập huấn cho hàng nghìn lượt nông dân, cán bộ đoàn thể và chính quyền các địa phương. Cùng với đó, cơ quan thú y đã tăng cường cán bộ xuống cơ sở tuyên truyền đến từng người dân của các thôn bản, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng. Bà Nguyệt đưa ra cho chúng tôi một ví dụ tại thôn Bản Hu, xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình: Trong khi chính quyền địa phương tuyên truyền nhiều mà bà con vẫn chưa mặn mà với tiêm phòng dịch bệnh, với chăn nuôi tập trung và thực hiện các biện pháp cần thiết khi xảy ra dịch bệnh, thì cán bộ của Chi cục thú y và thú y viên cơ sở đã tới trực tiếp hướng dẫn, điều trị cho đàn vật nuôi của nhân dân và tuyên truyền bằng nhiều phương pháp trực quan, hiệu quả đạt được rất tốt, nhân dân tin tưởng và kết quả tỷ lệ tiêm phòng tăng cao, và ý thức phòng bệnh của người dân cũng tăng lên rõ rệt. Tiêm phòng luôn là một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng dịch, bệnh trên gia súc gia cầm, thế nhưng nhiều năm qua, tỷ lệ tiêm phòng trong toàn tỉnh luôn đạt thấp và lý do là ý thức của người chăn nuôi chưa cao. Tuy nhiên qua ví dụ trên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải nhìn nhận theo một góc độ khác, đó là cách thức tuyên truyền của các địa phương đã hiệu quả chưa? Cấp ủy, chính quyền cơ sở đã thực sự vào cuộc quyết liệt chưa? Ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã phát biểu: Muốn phòng chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả cao, thì cả hệ thống chính trị địa phương cùng phải tham gia, riêng lực lượng thú y sẽ không thể kiểm soát hết. Điều đáng mừng là cho đến thời điểm này, tỷ lệ tiêm phòng đang có xu hướng tăng dần và hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng cũng đang nhích lên con số 60-70%, dần tới ngưỡng an toàn.
Khóa chặt nguy cơ bùng phát dịch từ nội địa, hiện nay Chi cục thú y cũng đã và đang tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm dịch vận chuyển và kiểm soát giết mổ, chặn đứng nguy cơ xâm nhiễm từ xa. Tất cả đang dồn lực cho an toàn dịch bệnh trong dịp cuối năm, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
Lê Minh
Ý kiến ()