Tuy nhiên, theo bà Lương Thị Thì, Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Hội LHPN tỉnh cho biết: Thời gian qua đã có những tín hiệu vui, những tiếng nói được cất lên từ những người phụ nữ không thể tiếp tục cam chịu mãi. Nhưng, thực tế vẫn còn đó nỗi đau âm thầm, sự cô đơn khi họ đối diện với BLGĐ. Sự im lặng chỉ được phá vỡ khi phụ nữ hiểu biết về quyền được sống, được chăm sóc. Bởi vậy, với chức năng, nhiệm vụ công tác của mình, Hội LHPN các cấp trong tỉnh cần tiếp tục chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, ngành tư pháp, công an trong công tác tuyên truyền, vận động, nắm tình hình và tham gia giải quyết các vụ bạo lực có liên quan đến phụ nữ xảy ra trên địa bàn. Cán bộ hội cần luôn kịp thời có mặt tại nơi xảy ra bạo lực, thông báo với tổ hòa giải và chính quyền, công an. Qua đó, thể hiện được vai trò đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng cho chị em của hội phụ nữ.
LSO-Trong thời gian qua, bằng những việc làm cụ thể và thiết thực, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã góp phần không nhỏ vào việc phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) và giúp nhiều phụ nữ vươn lên, ổn định cuộc sống, thoát nghèo. Tuy nhiên, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, vì vẫn còn những trăn trở làm sao thay đổi dần được nhận thức của mỗi người về BLGĐ – một vấn đề gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thân thể, nhân phẩm người phụ nữ, gây trở ngại lớn cho bình đẳng giới và vi phạm quyền con người.
Một buổi sinh hoạt CLB “Người đàn ông thân thiện” xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định
Nhận thấy công tác phòng, chống BLGĐ là một trong những nhiệm vụ hết sức cần thiết, liên quan đến việc thực hiện chương trình trọng tâm của hội là “Xây dựng gia đình no ấm- bình đẳng- tiến bộ và hạnh phúc”, nên các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở đều quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại. Ví như, khi cán bộ hội tiếp cận những cặp vợ chồng thường hay bất hòa “lời qua tiếng lại”, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” để can thiệp, phân giải thì chủ nhà tỏ ra rất khó chịu, bất hợp tác. Từ thực tế trên, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn đã tổ chức họp sơ kết, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân bất thành là do: thiếu sự phối hợp đồng bộ, thiếu kiến thức pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ, thiếu sự tìm hiểu nguyên nhân mà xảy ra bạo lực… Ngoài ra, phần lớn những hộ có hành vi bạo lực thường thuộc diện nghèo, khó khăn, ít học, gia trưởng, “trọng nam khinh nữ”, một số ông chồng nghiện ngập rượu chè, lô đề cờ bạc… mỗi hoàn cảnh khác nhau không thể ghép chung. Theo đó, hội đề ra các phương án khắc phục, tập trung vào việc hòa giải kết hợp giáo dục, răn đe hợp hỗ trợ giúp đỡ. Kết quả áp dụng cho thấy phương thức này là phù hợp và có tác dụng, hiệu quả thiết thực. Các trường hợp do nghèo khó mà vợ chồng sinh ra lục đục thì được hội giúp đỡ sinh kế làm ăn phù hợp với khả năng của mình; tín chấp để các hộ trên được vay vốn ngân hàng, đầu tư phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống… Từ đầu năm đến nay, hội đã vận động giúp các hội viên nghèo, gia đình có nguy cơ xảy ra BLGĐ được trên 110 triệu đồng, cho vay không lấy lãi trên 220 triệu đồng. Các cơ sở hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát, xem xét các hộ thực sự khó khăn cho vay đột xuất được 62 trường hợp với số tiền 734 triệu đồng. Với những việc làm thiết thực đó, giúp cho nhận thức của những trường hợp được giúp đỡ đã nâng lên rõ rệt. Theo khảo sát của Hội LHPN tỉnh tại các hộ gia đình ở 15 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố về thực trạng BLGĐ; đa số các hộ được hỏi đều trả lời trong cuộc sống vợ chồng cũng có những khi “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”, nhưng do được hòa giải, giáo dục nên đã nhận ra lỗi lầm và dần nâng cao ý thức giữ gìn gia đình hạnh phúc. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2012, hội đã phối hợp hòa giải tại cơ sở 25 vụ ly hôn, 9 vụ mâu thuẫn gia đình, 2 vụ BLGĐ, 2 vụ liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Cái được hơn cả là không phát sinh vụ BLGĐ có tính chất nghiêm trọng mà cần sự vào cuộc của các cơ quan pháp luật.
Cùng với đó, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, các cấp Hội Phụ nữ đã và đang từng bước tuyên truyền sâu rộng công tác phòng, chống BLGĐ trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời, có sự phối, kết hợp với Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên tham gia truyền thông pháp luật đến hầu hết các chi, tổ hội. Trong 10 tháng đầu năm 2012, hội đã phối hợp tuyên truyền Luật Phòng, chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình… được 1.613 cuộc, thu hút trên 63.000 người tham dự. Thêm nữa, hội còn xây dựng và nhân rộng các câu lạc bộ liên quan đến phòng, chống BLGĐ ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 20 câu lạc bộ “Bình đẳng giới và Phòng, chống BLGĐ”; 24 câu lạc bộ “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ” và “Người đàn ông thân thiện”. Tham gia các câu lạc bộ, các thành viên, nhất là chị em không còn cam chịu bất bình đẳng; khi có BLGĐ, chị em đã có thể trải lòng mình, cùng giúp nhau “gỡ rối” và nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng về cả vật chất lẫn tinh thần, từ đó giúp những người chồng nhận ra sai lầm của bản thân và dần thay đổi.
Tuy nhiên, theo bà Lương Thị Thì, Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Hội LHPN tỉnh cho biết: Thời gian qua đã có những tín hiệu vui, những tiếng nói được cất lên từ những người phụ nữ không thể tiếp tục cam chịu mãi. Nhưng, thực tế vẫn còn đó nỗi đau âm thầm, sự cô đơn khi họ đối diện với BLGĐ. Sự im lặng chỉ được phá vỡ khi phụ nữ hiểu biết về quyền được sống, được chăm sóc. Bởi vậy, với chức năng, nhiệm vụ công tác của mình, Hội LHPN các cấp trong tỉnh cần tiếp tục chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, ngành tư pháp, công an trong công tác tuyên truyền, vận động, nắm tình hình và tham gia giải quyết các vụ bạo lực có liên quan đến phụ nữ xảy ra trên địa bàn. Cán bộ hội cần luôn kịp thời có mặt tại nơi xảy ra bạo lực, thông báo với tổ hòa giải và chính quyền, công an. Qua đó, thể hiện được vai trò đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng cho chị em của hội phụ nữ.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()