Phơi phới Nà Quang
LSO- Thăm lại Nà Quang, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì sự đổi thay đến kỳ diệu trên mảnh đất này. Đổi thay ấy được tính từ khi con đường vào bản nối thông với thành phố. Người dân gọi đây là con đường phơi phới đi lên để làm giàu. Một góc làng quê Quảng Lạc, TPLS hôm nayCách đây có chục năm, chuyện cười mà người Nà Quang còn nhắc mãi, số là khi có chiếc xe máy vào bản người ta bỏ cả làm ruộng chạy theo, hò reo. Rồi họ xúm quanh chiếc xe. Lạ vì hai nhẽ, một là cái xe máy vốn lạ, hai là tại sao nó lại vào được bản? Họ lạ cũng phải thôi khi cách đây 1 năm con đường vào bản vẫn chỉ là đường mòn. Đã thế Nà Quang lại ở bên kia sông Kỳ Cùng nước lên thì người đành chịu ngồi nhà mà nhìn qua sông, nhìn những chiếc xe đi lại bên đường Song Giáp để mơ đến ngày mai. Cách di chuyển từ xưa của người Nà Quang vẫn là đôi chân trần. Trần vì họ...
Đường vào thôn Nà Quang xã Quảng Lạc, TPLS
Nà Quang có 43 hộ dân với trên 200 nhân khẩu. Khi có đường các hộ dân bắt đầu rục rịch mua xe máy, mua máy nông cụ, chở nông sản ra chợ để bán. Bác Lăng Văn Chót, thôn Nà Quang cho biết, khi chưa có đường, tiền bán hồi cũng chỉ cất đi thôi, nhưng nay có đường, xe máy đi được rồi nhà nào cũng muốn mua xe, đầu tư vào sản xuất cho bằng chị bằng em, cả thôn giờ vui lắm. Vui hơn là đám con trẻ chúng đi học không còn phải đi bộ, lội sông nữa mà sẵn con đường ra xã cứ đi khác đến không phải vất vả như xưa. Em Lăng Văn Khàn, học sinh lớp 7 Trường THCS Quảng Lạc bộc bạch, trước đây đi học xa nên các bạn bỏ học nhiều, giờ có đường rồi chắc các bạn ấy sẽ đi học lại, nhiều bạn đi học sẽ vui hơn. Con đường mới dịp tết này làm cả bản vui hẳn, đường như đem văn minh về cho bản. Trước đây thấy cái xe máy còn lạ, nhưng giờ xe máy là chuyện nhỏ, ô tô có thể vào tận bản chở nông sản. Nhiều hộ đã tính sản xuất hàng hóa, chăn nuôi hàng hóa để làm giàu. Bác Lý Thị Niền tâm sự, xưa có con lợn bán cũng mất đi vài giá, lý do là chưa có đường, muốn mang lợn đi chợ mà còn phải nhờ mấy người khiêng, vì dắt lợn đi bộ ra thành phố có mà mất nửa ngày. Giờ có đường mới bà con đã yên tâm sản xuất. Ngay khi làm lễ thông đường, chẳng biết từ đâu mà cả bản hỏi ai cũng đều trả lời thống nhất, ở mình gần thành phố, chỉ có đầu tư vào trồng rừng và chăn nuôi, có đường rồi lo gì sản phẩm không bán được. Thế là cả bản đầu tư vào chăn nuôi, trồng màu, trồng rừng. Vụ ngô vừa rồi có hộ gia đình đã thu được cả chục triệu đồng, điều ấy chỉ mới bắt đầu từ khi có đường mới. Còn dịch vụ bắt đầu về thôn, có hộ gia đình đã tính mở đại lý phân bón, thuốc trừ sâu về phân phối lại cho bà con. Điều ấy sẽ thành hiện thực khi mà người nông dân chân chất như bác Niền còn biết: “Mua nhiều người ta chở bằng xe to vào thôn giá sẽ rẻ đi”. Chở bằng xe to giờ đã là quá dễ với Nà Quang
Nguyễn Đông Bắc
Ý kiến ()