Ngày 31-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) Trần Quốc Vượng đã ký Nghị quyết liên tịch về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC. Cùng dự có: các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải, Phạm Gia Khiêm, Trương Vĩnh Trọng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành.Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chánh án tòa án Nhân dân tối cao,viện trưởng viện kiểm sát Nhân dân tối cao ký quyết định liên tịch ban hành quy chế phối hợp công tácQuan hệ phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC được thực hiện từ khi chính quyền nhân dân được thành lập, nhất là trong những năm qua. Sự phối hợp này ngày càng đồng bộ và chặt chẽ hơn, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội đất nước....
Ngày 31-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) Trần Quốc Vượng đã ký Nghị quyết liên tịch về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC. Cùng dự có: các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải, Phạm Gia Khiêm, Trương Vĩnh Trọng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chánh án tòa án Nhân dân tối cao,viện trưởng viện kiểm sát Nhân dân tối cao ký quyết định liên tịch ban hành quy chế phối hợp công tác
Quan hệ phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC được thực hiện từ khi chính quyền nhân dân được thành lập, nhất là trong những năm qua. Sự phối hợp này ngày càng đồng bộ và chặt chẽ hơn, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Vì vậy, việc ban hành văn bản trên là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng về thực tiễn và pháp lý. Theo quy chế, nội dung phối hợp công tác bao gồm: xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng pháp luật; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; trao đổi, cung cấp thông tin; đào tạo cán bộ; hợp tác quốc tế; bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân; giải quyết các vụ án hình sự; giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Nghị quyết liên tịch trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2010.
Phát biểu ý kiến tại lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, tất cả thuộc về nhân dân, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phối hợp công tác vừa là quy định của pháp luật, vừa là truyền thống trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, giúp mỗi cơ quan hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Việc phối hợp này phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp, có vai trò và vị trí rất quan trọng, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, pháp luật của Nhà nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các cấp, trong phạm vi trách nhiệm của mình, phối hợp chặt chẽ với TANDTC, VKSNDTC cũng như ngành tòa án, kiểm sát nói chung thực hiện nghiêm quy chế này.
Ý kiến ()