Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ
Tăng tổng cầu của nền kinh tế được coi là một trong những giải pháp cấp bách hiện nay khi mà sáu tháng qua, tổng cầu đang suy giảm mạnh, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của cả nước. Với mức tăng 4,38%, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sáu tháng đầu năm đạt thấp hơn so cùng kỳ năm trước và thấp hơn so kế hoạch đề ra. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số phát triển công nghiệp sáu tháng đầu năm chỉ bằng 46% tốc độ tăng cùng kỳ năm 2011.Chỉ số tồn kho dù đã giảm trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao (26%), trong đó nhiều ngành tồn kho tăng cao như xi-măng, vôi vữa tăng 61,2%; phân bón và hợp chất ni-tơ tăng 20,3%; xe có động cơ tăng 90,7%; mô-tô, xe máy tăng 46,8%...Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, tổng cầu tăng sẽ giải quyết được vấn đề thị trường tiêu thụ cho DN, kích thích sản xuất cũng như duy trì nguồn lực tăng trưởng. Theo nhận định...
Chỉ số tồn kho dù đã giảm trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao (26%), trong đó nhiều ngành tồn kho tăng cao như xi-măng, vôi vữa tăng 61,2%; phân bón và hợp chất ni-tơ tăng 20,3%; xe có động cơ tăng 90,7%; mô-tô, xe máy tăng 46,8%…
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, tổng cầu tăng sẽ giải quyết được vấn đề thị trường tiêu thụ cho DN, kích thích sản xuất cũng như duy trì nguồn lực tăng trưởng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, một trong những biện pháp gia tăng tổng cầu của nền kinh tế trong sáu tháng cuối năm là thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng. Tuy nhiên, việc bơm vốn tín dụng cho các DN sẽ không thể dễ dàng cũng như tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm khó có thể tăng mạnh nếu như việc cơ cấu lại nợ, giảm nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém chưa được triển khai quyết liệt, khẩn trương. Vì thế, nhằm bù đắp phần thiếu hụt tín dụng, cần tăng chi đầu tư công, trong đó tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng tổng cầu, giảm hàng tồn kho và kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong sáu tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 34% dự toán, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cũng chỉ đạt khoảng 23,7%, cho nên dư địa để đưa lượng vốn này vào nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm là rất lớn. Song, việc giải ngân nhanh nguồn vốn này cần bảo đảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch, không vì thời gian còn lại của năm ngắn mà cố giải ngân bằng mọi giá. Bên cạnh việc hỗ trợ các chủ đầu tư giải ngân vốn nhanh, hết kế hoạch được giao, thì cũng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tránh tình trạng đầu tư thất thoát, lãng phí, không hiệu quả, một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao trong những năm vừa qua.
Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý tiếp tục vẫn là mục tiêu ưu tiên trong điều hành kinh tế những tháng còn lại của năm. Do đó, các biện pháp tăng tổng cầu nền kinh tế cần được phân bổ với quy mô và liều lượng phù hợp khả năng hấp thụ của nền kinh tế, bảo đảm không gây ra nguy cơ lạm phát cao cho những năm tiếp theo. Đáng chú ý, khả năng tăng vốn tín dụng cho nền kinh tế và giải ngân vốn ngân sách nhà nước cần được phối hợp hài hòa, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu ưu tiên nêu trên.
Theo Nhandan
Ý kiến ()