Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hà Nội cần đồng tâm hợp lực phòng, chống HIV/AIDS
Ngày 1/12, tại Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tham dự và phát biểu tại buổi lễ.Dự lễ mít tinh còn có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Điều phối viên Liên Hợp quốc tại Việt Nam Pratibha Mehta, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và TP.Hà Nội; đại diện một số các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, sau 19 năm đương đầu với đại dịch, tính đến nay, Hà Nội đã phát hiện 23.833 người nhiễm HIV, trong đó 8.992 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS cà 3.751 người đã tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiệm HIV của Hà Nội là 279/100.000 người dân, đã có 535/577 xã, phường, thị trấn phát hiện người nhiễm HIV...Theo bà Nguyễn...
Ngày 1/12, tại Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tham dự và phát biểu tại buổi lễ.
Dự lễ mít tinh còn có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Điều phối viên Liên Hợp quốc tại Việt Nam Pratibha Mehta, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và TP.Hà Nội; đại diện một số các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, sau 19 năm đương đầu với đại dịch, tính đến nay, Hà Nội đã phát hiện 23.833 người nhiễm HIV, trong đó 8.992 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS cà 3.751 người đã tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiệm HIV của Hà Nội là 279/100.000 người dân, đã có 535/577 xã, phường, thị trấn phát hiện người nhiễm HIV…
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm nay TP. Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành và người dân chủ động và tích cực phòng, chống AIDS ở cộng đồng nơi sinh sống. Mỗi người hãy tìm hiểu, học cách thực hiện những hành vi an toàn để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước nguy cơ đại dịch; tập trung hướng tới mục tiêu “3 không”: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do HIV và không còn kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ mít tinh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, qua hơn 20 năm đương đầu với dịch HIV/AIDS, kết quả phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam là rất ấn tượng. Việt Nam đã kiểm soát không để dịch HIV gia tăng, số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân AIDS và số người chết do AIDS đã giảm trong 4 năm liên tiếp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS ngày 1/12 tại Hà Nội. |
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,đạt được những thành tựu đáng ghi nhận này, Đảng và Nhà nước và cộng đồng xã hội đã dành quan tâm đặc biệt cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành khá đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS được tăng cường; các hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp tục được triển khai và mở rộng; hợp tác quốc tế ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả.
Thay mặt Chính phủ và Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, cơ quan báo chí… đã có đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS; cảm ơn các nước và các tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam sự hỗ trợ tích cực về kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù dịch HIV/AIDS không còn tăng nhanh như những năm trước đây nhưng dịch HIV vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ. Hình thái lây truyền dịch đã thay đổi. Lần đầu tiên, Việt Nam ghi nhận dịch HIV lây qua đường tình dục cao hơn qua đường máu.
“Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước và cũng là địa phương đi đầu trong các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói riêng và phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm nói riêng. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Hà Nội đã ra khỏi top 10 thành phố có tỷ lệ lây nhiễm HIV bình quân cao nhất cả nước. Tuy vậy, với đặc thù của Thủ đô là có số người tạm cư lớn, luôn biến động, việc lây nhiễm HIV/AIDS luôn đi song song với các tệ nạn xã hội. Do vậy, nếu chủ quan, mất cảnh giác, nguy cơ bùng phát dịch HIV có thể xảy ra bất kỳ lúc nào” – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể và TP Hà Nội cần tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng và triển khai Chương trình hành động của địa phương trên cơ sở Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020; tăng cường hỗ trợ và chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; cần tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, có sự đồng tâm, hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho những người nhiễm HIV/AIDS và những người có nguy cơ lây nhiễm cao tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ngành y tế Hà Nội cần tiếp tục tăng cường cung cấp các dịch vụ chất lượng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và bảo đảm quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV của người dân.
Các đại biểu tham dự Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS ngày 1/12 tại Hà Nội. |
Cũng tại buổi lễ, bà Pratibha Mehta – Điều phối viên Liên Hợp quốc tại Việt Nam chia sẻ, với hàng loạt quyết sách quan trọng và những can thiệp có bằng chứng khoa học, Việt Nam đang dần xua tan bóng tối của kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, trở thành điểm sáng trong khu vực.
“Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm nay, chúng ta hãy giang tay đón nhận và giúp đỡ những người cần đến các dịch vụ HIV nhất, bằng chính sự quả cảm và nồng hậu sẵn có trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Những người cần đến dịch vụ HIV nhất là những em nhỏ, phụ nữ và nam giới đang sống chung với HIV, và những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng trên cả nước hãy cũng chung sức để nắm bắt lấy cơ hội đang có, giúp Việt Nam chiến thắng HIV và chấm dứt đại dịch AIDS trong những ngày tới”- bà Pratibha Mehta bày tỏ.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()