Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự Hội nghị "Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô"
Trong khuôn khổ Hội nghị giữa kỳ của nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2012 được tổ chức tại Quảng Trị, chiều 4/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới đồng chủ trì tổ chức Hội nghị “Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô”. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đại diện lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong nước và đại diện các nhà tài trợ nước ngoài tham dự hội nghị. Hội nghị tập trung bàn thảo vào các vấn đề: Tình hình kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2012; tình hình thực hiện ngân sách của Việt Nam; báo cáo của IMF và thảo luận các vấn đề xung quanh tình hình kinh tế vĩ mô. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Cao Viết Sinh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm 2012 và dự báo cả năm. Báo cáo nêu rõ, năm 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức do nền kinh tế thế giới phục hồi...
Trong khuôn khổ Hội nghị giữa kỳ của nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2012 được tổ chức tại Quảng Trị, chiều 4/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới đồng chủ trì tổ chức Hội nghị “Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô”. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đại diện lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong nước và đại diện các nhà tài trợ nước ngoài tham dự hội nghị.
Hội nghị tập trung bàn thảo vào các vấn đề: Tình hình kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2012; tình hình thực hiện ngân sách của Việt Nam; báo cáo của IMF và thảo luận các vấn đề xung quanh tình hình kinh tế vĩ mô.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Cao Viết Sinh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm 2012 và dự báo cả năm. Báo cáo nêu rõ, năm 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức do nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu,… Ở trong nước, những khó khăn từ năm trước chuyển sang như: nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; lạm phát, lãi suất đang còn ở mức cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức mua trong nước giảm; Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ,… Trước tình hình đó, Việt Nam đã xác định phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 với mục tiêu tổng quát là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh,… Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP với 7 nhóm giải pháp lớn. Nhờ sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trong những tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế-xã hội đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực bước đầu, đúng hướng. Cụ thể, giá cả, lạm phát tăng chậm rõ nét và bước đầu ổn định; chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành linh hoạt, hiệu quả; xuất khẩu tăng mạnh, nhập siêu được kiềm chế, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân tổng thể, tăng dự trữ ngoại tệ; thu ngân sách trong 5 tháng đầu năm đạt gần 291.000 tỉ đồng,…
Tại hội thảo các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế trong nước và các tổ chức quốc tế tập tập trung đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam và đưa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo đó, cần tập trung vào các nhóm giải pháp: chủ động điều hành kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với các giải pháp cụ thể về chính sách tiền tệ, tín dụng, tài khóa, tăng cường kiểm soát giá cả thị trường; Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát trở lại; Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường phòng chống tham nhũng.
Báo cáo của IMF do ông Sanjay Kalra-Đại diện thường trú IMF tại Việt Nam trình bày đã đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận và còn nhiều triển vọng để nâng cao mức sống cho người dân trong tương lai. Để hiện thực hoá các tiềm năng này, việc tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và các cải cách cơ cấu kinh tế là rất quan trọng. IMF khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam .
Theo chương trình, ngày 5/6, Hội nghị kỳ của nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam sẽ chính thức được tổ chức với hai chủ đề chính là “Giảm nghèo khu vực miền Trung” và “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai khu vực miền Trung”.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()