Phổ cập giáo dục mầm non ở Bắc Cạn
|
Mạng lưới trường, lớp được mở rộng
Cách đây ba năm cô giáo Nguyễn Thị Dũng được phân công lên phụ trách mộtlớp mầm non ở Khuổi Luông, một bản vùngcao có hơn 60 hộ đồng bào Mông sinh sống thuộc thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn. Lên Khuổi Luông, cô Dũng phải ăn nghỉ tại chỗ, cuối tuần về nhà, chiều chủ nhật lại lên duy trì lớp học, với gần 20 con em đồng bào Mông. Chưa có lớp nên cô và trò phải dạy và học nhờ phân trường tiểu học Khuổi Luông. Khi không nhờ được nữa, cô Dũng vận động bà con trong bản làm mộtnhà tạm cho lớp mầm non. Bà con ra “điều kiện”, làm nhà thì cô Dũng phải công tác ở đây lâu dài. Người dân trong bản đã góp công sức, vật liệu dựng mộtcăn nhà hai gian, tường bưng ván, nền đất ở lưng chừng núi. Cô Dũng tâm sự: Có lớp học ở đây là tốt rồi, hằng ngày bố mẹ các cháu yên tâm để đi làm nương rẫy, các cháu được học múa, học hát, làm quen với vệ sinh cá nhân, được học tiếng Việt để chuẩn bị bước vào lớp một.
Bản Lủng Tráng có 53 hộ đồng bào Dao cư trú, cách trung tâm xã Hà Hiệu gần mười cây số, đường mòn, đèo dốc cao, vào những hôm trời mưa không thể đi lại được bằng xe máy. Trường mầm non Hà Hiệu mở mộtlớp mẫu giáo ở Lủng Tráng, mặc dù chỉ là phòng học tạm, nhưng cũng giúp cho các cháu hằng ngày được đến lớp. Có lớp ngay tại bản, tất cả trẻ em bốn, năm tuổi trong bản đều được học lớp mẫu giáo. Trưởng bản Lý Dào Tòng cho biết: Nếu không có lớp mẫu giáo cắm bản, các cháu sẽ không được đến lớp.
Nhờ quan tâm phát triển bậc học mầm non, đến nay toàn tỉnh Bắc Cạn có 116 trường, hầu hết các xã đều có trường mầm non và đều là trường công lập. Năm học 2010 – 2011, toàn tỉnh có hơn 16 nghìn trẻ trong độ tuổi ra lớp, trong đó tỷ lệ huy động trẻ vào mẫu giáo đạt 96,5%, trẻ năm tuổi đạt 100% và học hai buổi trong ngày đạt 90,3%. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục mầm non được cải thiện, 100% số trẻ đến trường được bảo vệ an toàn, được tiêm chủng, theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ sức khỏe, tỷ lệ trẻ em năm tuổi suy dinh dưỡng còn 8,4% (giảm 3,5% so với năm 2010), 66% số trẻ được ăn bán trú tại trường, tăng 12% so với năm học trước. Trẻ em năm tuổi là người dân tộc thiểu số được học tiếng Việt trước khi bước vào lớp một.
Cơ sởvật chất còn thiếu thốn
Mặc dù tỉnh đã cố gắng mở rộng mạng lưới trường, lớp mầm non đến tận thôn, bản, nhưng thực tế cơ sởvật chất ở đó còn đơn sơ. Theo báo cáo của SởGiáo dục và Đào tạo, việc trang bị cơ sởvật chất cho bậc học mầm non trên địa bàn tỉnh còn bộn bề khó khăn thiếu thốn, trong tổng số 116 trường mầm non, hiện nay 95 trường có cơ sởvật chất độc lập, 21 trường phải mượn phòng học của trường tiểu học, trung học cơ sởở các xã. Trong 423 phòng học dành cho lớp mẫu giáo năm tuổi, mới có 74 phòng (17,4%) được kiên cố, 119 phòng được xây cấp bốn, còn lại 230 phòng (chiếm 54,3%) là nhà tạm hoặc học nhờ và chỉ có hơn 9% phòng học có vệ sinh khép kín. Đến nay toàn tỉnh chỉ có sáu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Chỉ có sáu trường có bộ đồ chơi ngoài trời, 9,6% số lớp mẫu giáo năm tuổi được cấp đồ dùng, đồ chơi tối thiểu. Chưa có huyện nào đạt chuẩn điều kiện về cơ sởvật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi tối thiểu trong các lớp mầm non năm tuổi theo Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Lê Ngà cho biết: Tỉnh chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục ở các cấp, ban hành đề án, lộ trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 với tổng số vốn hơn mộtnghìn tỷ đồng. Trong đó quy định, các địa phương lo xây dựng cơ sởvật chất, Sở Giáo dục và Đào tạo mua sắm trang thiết bị. Nhưng khó khăn lớn nhất đối với chúng tôi là ngân sách tỉnh khó khăn, nếu không có sự giúp đỡ của Trung ương thì tỉnh rất khó thực hiện mục tiêu đã đề ra. Hiện nay tỉnh cấp ngân sách hỗ trợ 120 nghìn đồng/trẻ năm tuổi ăn trưa ở những xã đặc biệt khó khăn, vùngdân tộc thiểu số; tuyển dụng số giáo viên mầm non hợp đồng vào biên chế để các cô yên tâm công tác, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn.
Ý kiến ()