Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nưa công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới. Đồng thời nhấn mạnh: công tác đào tạo phải gắn với tiềm năng thế mạnh, điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển của địa phương. Việc đào tạo nghề phải dựa trên nhu cầu của xã hội, giúp người lao động chọn được đúng nghề, phát huy và nâng cao năng lực sản xuất của những ngành nghề truyền thống tại địa phương. Đặc biệt các địa phương cần lưu ý tới công tác giải quyết công ăn việc làm cho lao động sau đào tạo, giúp người lao động tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đã học. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc hỗ trợ người được học nghề về vốn, ưu đãi tín dụng, cơ sở sản xuất ban đầu nhằm đẩy mạnh việc phát triển các tổ hợp sản xuất do người được đào tạo tự phát triển. Đặc biệt, trong công tác đào tạo nghề cần huy động sức mạnh tổng hợp từ cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, tăng cường mối liên kết giữa các bên nhằm khép kín công tác này từ khâu đào tạo đến giải quyết công ăn việc làm, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, ổn định đầu ra của sản phẩm.
LSO-Sáng 29/8/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì họp phiên trực tuyến với các bộ, ngành trung ương và địa phương về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) 6 tháng đầu năm 2011, theo Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020. Dự họp, về phía tỉnh có đồng chí Tô Hùng Khoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
|
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề được cho trên 263.000 LĐNT, vượt kế hoạch được giao. Công tác đào tạo nghề trong 6 tháng đầu năm được đánh giá là đã đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho LĐNT, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Riêng đối với Lạng Sơn, công tác này đã được tỉnh rất chú trọng, từ đầu năm tới nay, tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho LĐNT được 27 lớp với gần 1000 người tham dự. Đối tượng chủ yếu là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, đào tạo chủ yếu ở nhóm nghề nông nghiệp: 681 người; phi nông nghiệp: 251 người; tổ chức đào tạo lưu động tại các xã với các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu của xã hội và của người học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần vào việc nâng cao chất lượng lao động, phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt có nhiều lớp đào tạo nghề đã phát huy hiệu qủa rất thiết thực như lớp dạy nghề kỹ thuật trồng na dai tại các xã thuộc huyện Chi Lăng, cây na sau khi phục tráng đã lấy lại được thương hiệu và chất lượng trước kia, năng suất và giá thành ổn định, đem lại thu nhập cao cho người trồng na.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nưa công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới. Đồng thời nhấn mạnh: công tác đào tạo phải gắn với tiềm năng thế mạnh, điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển của địa phương. Việc đào tạo nghề phải dựa trên nhu cầu của xã hội, giúp người lao động chọn được đúng nghề, phát huy và nâng cao năng lực sản xuất của những ngành nghề truyền thống tại địa phương. Đặc biệt các địa phương cần lưu ý tới công tác giải quyết công ăn việc làm cho lao động sau đào tạo, giúp người lao động tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đã học. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc hỗ trợ người được học nghề về vốn, ưu đãi tín dụng, cơ sở sản xuất ban đầu nhằm đẩy mạnh việc phát triển các tổ hợp sản xuất do người được đào tạo tự phát triển. Đặc biệt, trong công tác đào tạo nghề cần huy động sức mạnh tổng hợp từ cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, tăng cường mối liên kết giữa các bên nhằm khép kín công tác này từ khâu đào tạo đến giải quyết công ăn việc làm, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, ổn định đầu ra của sản phẩm.
Trúc Lam
Ý kiến ()