Phiên họp lần thứ 8 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp phiên thứ 8 để thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về việc tổ chức tòa án nhân dân (TAND) sơ thẩm khu vực và Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) khu vực dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo.Phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. (Ảnh: TH)Cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về việc tổ chức TAND sơ thẩm khu vực và VKSND khu vực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đa số các đại biểu cho rằng, việc thành lập TAND sơ thẩm và VKSND khu vực sẽ “rút gọn đầu mối, tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp”. Nhiều đại biểu cũng đề nghị thúc đẩy tiến trình thực hiện và tập trung trước mắt vào các thành phố lớn, các tỉnh còn khó khăn sẽ triển khai dần dần.Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi thành lập tòa án...
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp phiên thứ 8 để thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về việc tổ chức tòa án nhân dân (TAND) sơ thẩm khu vực và Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) khu vực dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. (Ảnh: TH) |
Cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về việc tổ chức TAND sơ thẩm khu vực và VKSND khu vực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đa số các đại biểu cho rằng, việc thành lập TAND sơ thẩm và VKSND khu vực sẽ “rút gọn đầu mối, tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp”. Nhiều đại biểu cũng đề nghị thúc đẩy tiến trình thực hiện và tập trung trước mắt vào các thành phố lớn, các tỉnh còn khó khăn sẽ triển khai dần dần.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi thành lập tòa án sơ thẩm và viện kiểm sát khu vực là việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành tòa án và kiểm sát phải đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Theo Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể, cần tính lộ trình đầu tư cơ sở vật chất để tạo niềm tin và độ ổn định cho các cơ quan tòa án và viện kiểm sát.
Để đảm bảo tính “gần dân” khi thực hiện thành lập TAND sơ thẩm và VKSND khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, đa số thành viên Ban Chỉ đạo tán thành giải pháp tăng cường phương tiện cho cán bộ tòa án và viện kiểm sát; thành lập các chi nhánh để tiếp nhận yêu cầu của người dân, xét xử lưu động, đồng thời tăng cường tuyên truyền cho người dân về cách tổ chức, hoạt động của tòa án, viện kiểm sát khu vực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng cho rằng: “Tính gần dân không có nghĩa là phải có tòa án ở địa bàn, mà ở đâu cần thì thành lập tòa án ở đó để giải quyết các yêu cầu của dân”. Bên cạnh đó, tòa án phải gắn liền với viện kiểm sát và thi hành án dân sự nên “ở đâu có tòa án thì có viện kiểm sát và thi hành án dân sự” và cần đẩy mạnh hoạt động bổ trợ tư pháp để “tăng cường điều kiện tiếp cận công lý của người dân không phải bằng rút ngắn khoảng cách địa lý mà thông qua các thiết chế pháp luật như luật sư” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng quá trình triển khai cần phải cân nhắc kỹ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Hội đồng nhân dân với hệ thống; sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong thi hành án…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. (Ảnh: TH) |
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự nỗ lực, chuẩn bị công phu của Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng Báo cáo, qua đó thể hiện sự đồng thuận của Ban Chỉ đạo, đại diện các ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc nâng cao vai trò vị trí của TAND sơ thẩm khu vực và VKSND khu vực trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc độc lập khách quan và tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác tư pháp trong thời gian qua ngày càng tăng; cơ sở vật chất, công tác cán bộ cũng đã được đầu tư dù còn hạn chế nên kết quả chưa đạt như mong muốn. Do đó, cần khẩn trương khắc phục các hạn chế , tận dụng tối đa trụ sở cũ để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, trang bị ngay phương tiện thiết yếu cho cán bộ… đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong giai đoạn tới.
Khẳng định mục tiêu hướng tới của việc tổ chức thẩm quyền xét xử là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, Chủ tịch nước đề nghị, các đại biểu cần tiếp tục tập trung tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo, sớm trình Bộ Chính trị xem xét quyết định.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()