Thứ 6, 29/11/2024 08:34 [(GMT +7)]
Phía sau "Thư tuyệt mệnh" của người chết ở trụ sở CA
Thứ 4, 27/04/2011 | 14:03:00 [(GMT +7)] A A
Người nhà không tin thân nhân mình treo cổ tự tử và khẳng định lá thư tuyệt mệnh mà Công an huyện Bến Cát – Bình Dương cung cấp có nét chữ không giống với nét chữ thường thấy của anh. Đặc biệt, trong thư tuyệt mệnh còn có đoạn khen cán bộ điều tra (?!)
Một người chết ở nhà tạm giữ
Liên quan vụ anh Nguyễn Công Nhựt (SN 1981, nguyên trưởng Phòng Quản lý sản phẩm Công ty Kumho- chuyên sản xuất lốp ô tô) chết tại trụ sở Công an huyện Bến Cát (Báo Người Lao Động ngày 26-4 đã thông tin), trưa cùng ngày, đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, đã đến Bệnh viện Đa khoa Bình Dương (nơi lưu giữ thi thể Nhựt) để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Trước đó, gia đình anh Nhựt không đồng ý làm thủ tục khám nghiệm tử thi theo đề nghị của cơ quan chức năng địa phương. Gia đình yêu cầu một cơ quan độc lập, khách quan vào cuộc để thực hiện việc khám nghiệm và đưa ra kết luận.
“Lá thư tuyệt mệnh ” của anh Nguyễn Công Nhựt |
Chồng bị tạm giữ, vợ không hay biết
Trưa 26/4, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ anh Nhựt, đã gần như ngất lịm trước thi thể chồng. Theo bức hình chụp thi thể Nhựt trước khi được mổ khám nghiệm, cổ anh có một sợi dây đen thắt chặt, xung quanh nổi đỏ, mu bàn tay cũng nổi đỏ. Theo chị Tuyền và một số người nhà, cơ thể anh Nhựt bị thương nhiều nơi (?!).
Cùng ngày, chị Tuyền đã cung cấp cho báo chí bản tường trình vụ việc. Theo những gì chị viết thì ngày 21/8/2010, anh Nhựt cùng đồng nghiệp phát hiện công ty bị mất 56 lốp ô tô và đã báo lên lãnh đạo công ty. Ngày 21/4, đại diện công ty mời anh Nhựt hợp tác điều tra nhưng công an cũng như công ty không thông báo về gia đình.
Thấy chồng không về, chị Tuyền đi tìm và hỏi nhân viên công ty mới biết anh bị công ty đưa đi vào 12 giờ ngày 21/4 và đang bị công an tạm giữ. Tiếp đó, theo chị Tuyền, từ 9 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút ngày 25/4, đại diện Công ty Kumho đã gặp công an để làm việc. Sau đó, chị Tuyền được thông báo là chồng đã chết vào sáng 25/4 (không có giờ cụ thể) và để lại một lá thư tuyệt mệnh.
Chị Tuyền cho biết suốt quá trình anh Nhựt bị tạm giữ, chị nhiều lần đến Công an huyện Bến Cát nhưng không được tiếp cận chồng.
Chết vì quẫn trí?!
Sáng 26/4, gia đình anh Nhựt đến trụ sở Công an huyện Bến Cát. Tuy nhiên, thi thể anh đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bình Dương để khám nghiệm tử thi. Lúc này, công an cung cấp cho người nhà anh 2 lá thư được cho là thư tuyệt mệnh của anh Nhựt. Một lá gửi vợ, một lá “gửi anh Phu, anh Phú, chị Phương và anh Nguyên” (theo thư, đây là các cán bộ điều tra – PV).
Trong lá thư “gửi anh Phu, anh Phú, chị Phương và anh Nguyên” có đoạn: “Nếu em có mất đi, các anh hỗ trợ giùm em và giúp đỡ cho em được về quê an toàn, em cảm thấy bế tắt vì những gì trước đây em làm việc còn sao lãng, em đang bị nhiều bệnh lại thêm vụ án này vào em, em đang quẫn trí lắm rồi”.
“Lá thư tuyệt mệnh” của anh Nhựt
Lá thư được ghi là “gửi vợ” viết: “Qua mấy ngày điều tra chồng mới biết trong phòng quản lý sản phẩm toàn là thành phần trộm cắp nhưng trong đó lại không có chồng. Chỉ vì một chút sơ sót mà vi phạm tội tày trời… Cơ quan điều tra họ có thể kiểm tra số điện thoại, số tài khoản ngân hàng và họ có thể biết mình chồng không vi phạm nhưng chứng cứ thì không thể chối cãi được mặc dù mình không có đồng xu nào lợi nhuận”.
Nhiều đoạn trong lá thư này thể hiện tâm trạng buồn nản do bản thân người viết dính quá nhiều bệnh tật cộng với việc dây dưa vào vụ án: “Ở khung hình phạt này có sẽ bị vào tòa án (cho) ngồi đếm lịch 15 đến 20 năm. Cuộc đời này như vậy thì kết thúc sớm sẽ tốt hơn”.
Chị Tuyền và cả em ruột của Nhựt đều khẳng định nét chữ trong lá thư tuyệt mệnh không giống chữ của anh. Chị Tuyền còn đưa ra một quyển sổ có bút tích của chồng để đối chiếu. Theo chị, chữ của anh Nhựt to, khoảng cách giữa các chữ rộng chứ không nhỏ và khít như lá thư trên. Do nét chữ quá khác nên chị cũng không muốn đọc hết nội dung thư.
“Thư tuyệt mệnh” khen cán bộ điều tra
Trong lá thư “gửi vợ” có đoạn: “Trong mấy ngày này, cơ quan điều tra họ cũng đến trò chuyện, quan tâm giúp đỡ những gì trong khả năng của họ, chị Phượng, anh Phu, anh Phú và anh Nguyên là những người điều tra tuyệt vời nhất, ban đầu gặp họ thì lạnh lùng và quát nạc (nạt) nhưng sau vài ngày tiếp xúc họ cũng có thể hiểu được 70%-80% mình chưa phải là tội phạm”.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()