Phía sau những hành động quân sự khoác áo "bảo vệ nhân quyền"
Vào lúc 16 giờ 45 phút GMT (23 giờ 45 phút, Hà Nội) ngày 19-3, Mỹ cùng các nước Anh, Pháp, Ca-na-đa và I-ta-li-a đã mở chiến dịch "Bình minh Odyssey" tiến công Li-bi. Đây là chiến dịch quân sự lớn nhất do liên quân tiến hành kể từ sau cuộc chiến tranh I-rắc năm 2003.Pháp đã mở đầu chiến dịch nói trên bằng việc cho 20 máy bay chiến đấu tiến công xe tăng, thiết giáp của quân đội Li-bi. Để dọn đường cho các cuộc tuần tra trên không, chiến hạm và tàu ngầm của Anh và Mỹ đã tiến công hơn 20 hệ thống phòng không liên hợp cùng các cơ sở phòng không khác trên bờ biển của Li-bi với ít nhất 110 quả tên lửa hành trìnhTô-ma-hốc. Một đợt ném bom đã dội xuống khu vực gần cơ quan đầu não của nhà lãnh đạo Li-bi M. Ca-đa-phi. Thủ đô Tơ-ri-pô-li của Li-bi chìm trong những quầng lửa khói bom. Liên quân đã huy động nhiều loại vũ khí và các phương tiện chiến tranh được tập kết sẵnsàng. Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn cho rằng 'thời gian hành động đã tới' và 'mọi việc phải...
Pháp đã mở đầu chiến dịch nói trên bằng việc cho 20 máy bay chiến đấu tiến công xe tăng, thiết giáp của quân đội Li-bi. Để dọn đường cho các cuộc tuần tra trên không, chiến hạm và tàu ngầm của Anh và Mỹ đã tiến công hơn 20 hệ thống phòng không liên hợp cùng các cơ sở phòng không khác trên bờ biển của Li-bi với ít nhất 110 quả tên lửa hành trình
Tô-ma-hốc. Một đợt ném bom đã dội xuống khu vực gần cơ quan đầu não của nhà lãnh đạo Li-bi M. Ca-đa-phi. Thủ đô Tơ-ri-pô-li của Li-bi chìm trong những quầng lửa khói bom. Liên quân đã huy động nhiều loại vũ khí và các phương tiện chiến tranh được tập kết sẵn
sàng. Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn cho rằng 'thời gian hành động đã tới' và 'mọi việc phải được tiến hành khẩn trương'. Pháp thông báo sẽ điều hàng không mẫu hạm Sác-lơ Đờ Gôn tới Li-bi. Các căn cứ không quân của Pháp được báo động. Anh cũng thông báo đưa phản lực cơ Tornado và Typhoon tới các căn cứ gần Li-bi, trong khi không quân Anh đảm nhiệm hoạt động tiếp liệu trên không và do thám.
Lấy cớ 'thực hiện việc thiết lập vùng cấm bay' theo Nghị quyết 1973 của LHQ nhằm ngăn chặn quân đội của Tổng thống Ca-đa-phi tiến công lực lượng đối lập và bảo vệ dân thường Li-bi, liên quân đã huy động một lực lượng lớn với vũ khí hiện đại tiến công Li-bi, một nước độc lập, có chủ quyền. Các cuộc tiến công của liên quân nhằm vào cả mục tiêu dân sự ở Thủ đô Tơ-ri-pô-li đã làm ít nhất 64 dân thường chết và khoảng 150 người bị thương. Trái với mục tiêu 'bảo vệ nhân quyền', chiến dịch quân sự của phương Tây đang gây đau thương và chết chóc cho người dân Li-bi vô tội. Phải chăng đây chỉ là cái cớ để can thiệp tình hình nước này? Nhiều nhà phân tích cho rằng, mục đích cuối cùng của việc thiết lập vùng cấm bay thực chất là buộc Tổng thống Ca-đa-phi phải ra đi, thiết lập một chính quyền thân phương Tây, tạo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Trước khi HĐBA LHQ phê chuẩn nghị quyết cho phép tiến công Li-bi, Chính phủ của Tổng thống Ca-đa-phi tuyên bố đã ngừng bắn. Trong khi Chính phủ Li-bi và lực lượng đối lập đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm, chính quyền Tơ-ri-pô-li kêu gọi cộng đồng quốc tế cử quan sát viên tới nước này giám sát ngừng bắn, nhưng vẫn bị phương Tây bỏ qua.
Dư luận quốc tế tỏ rõ nghi ngờ mục tiêu chiến dịch quân sự do liên quân tiến hành dưới sự 'bảo trợ' của một nghị quyết LHQ không vì mục tiêu nhân đạo và sự ổn định của Li-bi mà vì mục tiêu khác. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U.Cha-vết cùng lãnh đạo các nước Cu-ba, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa cho rằng, các chiến dịch quân sự chống Li-bi của Mỹ và đồng minh phương Tây là để giành nguồn tài nguyên dầu mỏ của nước này. I-ran cảnh báo, chiến dịch quân sự của liên quân là nhằm kiểm soát kiểu 'thực dân mới' đối với nguồn dầu mỏ ở đất nước giàu dầu mỏ thứ ba châu Phi. Những gì diễn ra tại Li-bi khiến nhiều người lo ngại tái diễn 'kịch bản' ở I-rắc và nghi ngờ liệu Li-bi có phải là một 'I-rắc' thứ hai.
Chiến dịch can thiệp quân sự của liên quân vào Li-bi, một nước có chủ quyền, khiến dư luận quốc tế hết sức lo ngại. Tổng Thư ký A.Mút-xa của Liên đoàn A-rập (AL), vốn ủng hộ Nghị quyết 1973 của LHQ, đã phải kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của AL, bởi những gì diễn ra ở Li-bi không đúng với mục tiêu của việc thiết lập vùng cấm bay là bảo vệ dân thường, mà lại gây lên nhiều chết chóc, đau thương cho những người dân vô tội, gây mất ổn định trong khu vực. Liên minh châu Phi (AU) yêu cầu ngừng 'ngay lập tức' các hành động tiến công Li-bi. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Mát-xcơ-va 'lấy làm tiếc' về sự can thiệp quân sự tại Li-bi được thông qua vội vã. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhấn mạnh, các nguyên tắc trong Hiến chương của LHQ và các đạo luật quốc tế liên quan cần phải được tuân thủ triệt để; chủ quyền, độc lập, thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ của Li-bi phải được tôn trọng. Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) đã kêu gọi tất cả các bên tham chiến ở Li-bi tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.
Cuộc tiến công của lực lượng liên quân vào Li-bi đúng vào lúc tình hình ở nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi diễn biến phức tạp, càng làm cho tình hình ở đây thêm mất ổn định. Cộng đồng quốc tế mong muốn các bên liên quan nỗ lực tìm giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại để sớm ổn định tình hình ở Li-bi và kiềm chế leo thang quân sự để không gây thiệt hại cho dân thường nước này. Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Li-bi là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế. Điều đó không phù hợp với Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.
Theo Nhandan
Ý kiến ()