Phía bắc có sương mù và mưa phùn, phía nam xuất hiện nắng nóng cục bộ
* Năm 2012, có từ sáu đến bảy cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam * Cứu chín ngư dân bị nạn trên biển Phan Thiết * Các địa phương triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừngTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, các tỉnh phía bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh tăng cường đang suy yếu kết hợp đới gió đông nam ẩm gây sương mù và mưa phùn, độ ẩm tăng cao, có nơi lên tới 90- 95%. Tuy nhiên, nền nhiệt độ khu vực này cũng không suy giảm nhiều. Hình thái thời tiết này sẽ duy trì trong khoảng hai, ba ngày, sau đó sẽ chuyển nắng trên toàn miền bắc. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ xuất hiện nắng nóng cục bộ, nhiệt độ cao nhất lên tới 35oC, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, năm 2012, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông có khả năng nhiều hơn...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, các tỉnh phía bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh tăng cường đang suy yếu kết hợp đới gió đông nam ẩm gây sương mù và mưa phùn, độ ẩm tăng cao, có nơi lên tới 90- 95%. Tuy nhiên, nền nhiệt độ khu vực này cũng không suy giảm nhiều. Hình thái thời tiết này sẽ duy trì trong khoảng hai, ba ngày, sau đó sẽ chuyển nắng trên toàn miền bắc. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ xuất hiện nắng nóng cục bộ, nhiệt độ cao nhất lên tới 35oC, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, năm 2012, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông có khả năng nhiều hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và xuất hiện sớm hơn so quy luật hằng năm (bình thường vào khoảng giữa tháng 5). Số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam có khả năng từ sáu đến bảy cơn (cao hơn so TBNN) và nhiều hơn so với năm 2011. Mùa mưa bão năm nay có diễn biến khá bất thường bởi ngay trung tuần tháng 2-2012, trên Biển Đông đã xuất hiện ATNĐ nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong tháng 3, phía nam Biển Đông đã có cơn bão đầu tiên hoạt động. Đây là cơn bão bất thường vì có chu kỳ hơn 40 năm mới lặp lại. Các tháng đầu mùa lượng mưa ở phía Tây Bắc Bộ có khả năng ở mức cao hơn một chút so với TBNN cùng thời kỳ, phía đông Bắc Bộ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các tháng giữa và cuối mùa ở mức xấp xỉ TBNN. Các đợt mưa lớn có khả năng sẽ tập trung từ tháng 5 đến tháng 7-2012.
Chính phủ vừa đồng ý tạm dừng tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm năm 2012 theo Dự án “Sử dụng vắc-xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn 2011 – 2012” ở một số địa phương theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ đầu năm 2012 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 59 xã, phường của 42 huyện, quận thuộc 14 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 66.479 con, trong đó có 8.711 con gà, 56.550 con vịt, 1.212 con ngan. Các ổ dịch xảy ra chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với tính chất nhỏ lẻ, rải rác; phần lớn các tỉnh chỉ có một hoặc hai hộ chăn nuôi có dịch và các ổ dịch đã được địa phương phát hiện sớm, xử lý gọn nên dịch không lây lan rộng. Hiện dịch đang có chiều hướng giảm.
Rạng sáng 4-4, tàu KH 96732 TS hành trình đến vị trí tàu BĐ 51349 TS bị nạn trên vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và nhận chuyển giao chín ngư dân của tàu bị nạn đang trên đường trở về đất liền. Trước đó, ngày 3-4, tàu BĐ 51349 TS đã liên lạc với Đài Thông tin duyên hải Nha Trang báo tin: Tàu này bị một tàu không rõ nguồn gốc đâm chìm khi hành trình cách Phan Thiết khoảng 159 hải lý về hướng đông nam. Nhận được tin có tàu bị nạn, tàu Southern Falcon, quốc tịch Panama và tàu KH 96732 TS đã tham gia tìm kiếm và cứu nạn thuyền viên tàu BĐ 51349 TS. Đến đêm 3-4, tàu Southern Falcon đã đến vị trí trên và cứu sống toàn bộ chín ngư dân của tàu BĐ 51349 TS sau đó chuyển giao số ngư dân này cho tàu KH 96732 TS. Chiều cùng ngày, tàu CSB 9002 của Vùng Cảnh sát biển 2 cũng đã lai dắt tàu đánh cá QNg 90046 (Quảng Ngãi) cùng 11 ngư dân (bị nạn trước đó) cập cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) an toàn.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn hơn 280 hộ dân cần phải di dời khẩn cấp ra khỏi vùng nguy hiểm do nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét… nhưng do thiếu kinh phí, vẫn chưa thể thực hiện việc di dời. Theo dự báo, triều cường trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai sẽ lên cao trong những ngày tới. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn TP Hồ Chí Minh đã thông báo khẩn, yêu cầu các cơ quan chức năng và bảy quận, huyện gồm quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn kiểm tra, chuẩn bị máy bơm, lực lượng, vật tư gia cố các đoạn bờ bao xung yếu ứng phó với triều cường để hạn chế thiệt hại. Tỉnh Quảng Ngãi vừa quyết định phân bổ 234 máy trực canh (SSB) do Chính phủ hỗ trợ, cho ngư dân trong tỉnh là những chủ tàu cá thuộc hộ nghèo, có tàu bị chìm, hư hỏng nặng do thiên tai hoặc bị tai nạn khác để khôi phục lại sản xuất. Việc trang bị máy thu trực canh trên tàu cá nhằm giúp cho ngư dân tiếp nhận một cách đầy đủ, chính xác các thông tin dự báo thời tiết, đặc biệt là áp thấp nhiệt đới và bão để biết cách phòng tránh, bảo đảm an toàn khi hoạt động khai thác hải sản trên biển. Tỉnh Nghệ An đang đối mặt với bệnh chồi cỏ hại mía gây hại trên diện rộng tại các vùng nguyên liệu mía. Đến nay, tỉnh có hơn 8.340 ha mía bị nhiễm bệnh chồi cỏ; trong đó có 4.480 ha nhiễm nặng và nhiễm trung bình, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳ Hợp, Nam Đàn và Tân Kỳ. Nhằm bớt khâu trung gian, Công ty cổ phần XNK Bến Tre đã mở chi nhánh tại xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, trực tiếp mua dừa nguyên liệu của nông dân với giá 53 nghìn đồng/chục (chục = 12 trái). Giá này đã vượt mức yêu cầu của lãnh đạo tỉnh là nâng giá mua dừa lên 50 nghìn đồng/chục trong tháng 4-2012, thời điểm diễn ra Festival Dừa Bến Tre lần thứ III. Cũng với giá này, nông dân thu thêm được từ 5.000 đến 8.000 đồng/chục dừa so với bán cho thương lái. Tổng đàn lợn của tỉnh An Giang hiện nay đã khôi phục và có chiều hướng phát triển tốt, với trên 178 nghìn con, mỗi năm sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 40 nghìn tấn, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tỉnh đã thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, quản lý; người chăn nuôi lợn trong tỉnh có ý thức cao, không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, bảo đảm được sản lượng và chất lượng.
Hiện tại cấp dự báo nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ cấp bốn đã giảm xuống cấp hai (cấp trung bình, có khả năng cháy rừng). Để bảo đảm an toàn, tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố, đơn vị chủ rừng tiếp tục tuyên truyền, duy trì lực lượng, phương tiện và dụng cụ sẵn sàng chữa cháy rừng trước khi thời tiết khô hanh trở lại… Tình trạng phá rừng ở xã Sông Hinh thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đang diễn ra khá phức tạp. Chỉ trong ba tháng gần đây, xã Sông Hinh đã lập biên bản 30 vụ vi phạm lâm luật, qua đó phát hiện ít nhất 44 ha rừng bị tàn phá; lực lượng chức năng cũng đã bắt giữ 36 m3 gỗ khai thác trái phép. Tỉnh Kiên Giang hiện có trên 93 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng đặc dụng là gần 40 nghìn ha, rừng phòng hộ trên 36 nghìn ha và rừng sản xuất trên 18 nghìn ha. Theo dự báo, cao điểm cháy rừng tại Kiên Giang có thể kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 5. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có rừng tập trung lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chủ động tốt phòng chống cháy rừng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()