Bài III: Thúc đẩy đầu tư phát triển thương mại vùng nông thônLSO-Theo đánh giá của các ngành hữu quan, hoạt động thương mại nông thôn (TMNT) đã góp phần lớn trong cung ứng lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Vì thế, phát triển TMNT nhằm kích thích tiêu dùng và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hóa trong nước là điều thiết yếu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phát triển TMNT như thế nào để nó trở thành động lực cho vùng nông thôn phát triển?Phát triển thương mại nông thôn song hành với đó là phát triển các làng nghề truyền thốngNgày 6-1-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển TMNT giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2020, sẽ có khoảng 9.126 tỉ đồng đầu tư phát triển TMNT. Mục tiêu đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ; 80% số thị trấn có hình...
Bài III: Thúc đẩy đầu tư phát triển thương mại vùng nông thôn
LSO-Theo đánh giá của các ngành hữu quan, hoạt động thương mại nông thôn (TMNT) đã góp phần lớn trong cung ứng lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Vì thế, phát triển TMNT nhằm kích thích tiêu dùng và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hóa trong nước là điều thiết yếu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phát triển TMNT như thế nào để nó trở thành động lực cho vùng nông thôn phát triển?
|
Phát triển thương mại nông thôn song hành với đó là phát triển các làng nghề truyền thống |
Ngày 6-1-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển TMNT giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2020, sẽ có khoảng 9.126 tỉ đồng đầu tư phát triển TMNT. Mục tiêu đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa. Theo Bộ Công Thương, năm 2010, các địa phương đã bắt tay thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng cho TMNT, trong đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ khoản kinh phí khoảng 300 triệu đồng cho mỗi địa phương để xây dựng: chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện ích… đến tận các xã, thị trấn. Đến năm 2011, quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại cho khu vực này phải hoàn thành, trước hết là các chợ biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Cũng theo đề án, năm 2015, sẽ có 100% chợ trung tâm huyện được kiên cố hóa, 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối hiện đại. Tầm nhìn đến năm 2020, sẽ có 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối hiện đại ở quy mô nhỏ và vừa. Theo Bộ Công thương, đề án này đề cập khá đầy đủ các mô hình tổ chức TMNT như: cấu trúc thương mại trên địa bàn xã, thị trấn, thị tứ với mô hình: kinh doanh cá nhân, hộ kinh doanh, mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất-chế biến, các hợp tác xã (HTX) thương mại. Đề án cũng đề cập việc phát triển mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng, chợ địa bàn nông thôn… có nghiên cứu đến quy mô phân phối phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và mức thu nhập của người nông dân; phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương; đẩy mạnh liên kết sản xuất-thương mại và khắc phục được những hạn chế của bức tranh TMNT hiện đại. Về đề án “Phát triển TMNT giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020”, ông Bùi Gia Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho biết: Đây là cơ hội mới rất quan trọng giúp ngành công thương kết hợp với các chủ trương, Nghị quyết chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh vận dụng triển khai thực hiện phát triển TMNT trong thời gian tới. Để tận dụng cơ hội này, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển TMNT theo từng giai đoạn. Trước hết, tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng TMNT, nhất là mạng lưới chợ, xây dựng mạng lưới kinh doanh ở địa bàn nông thôn; Đồng thời, phối hợp với các cơ quan trung ương đào tạo nguồn nhân lực quản lý kinh doanh ở khu vực nông thôn; triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn, các dự án phát triển thương mại…; đồng thời, xây dựng phát triển mô hình TMNT qua học tập kinh nghiệm những nơi làm tốt. Mục tiêu cụ thể của Đề án là: Đến năm 2011, hoàn thành quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn; trong đó có quy hoạch chợ biên giới. Đến năm 2012, hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các chợ đầu mối bán buôn nông sản tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch được duyệt. Đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới; 100% chợ trung tâm của các huyện được kiên cố hóa; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa. Đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối nông sản, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
|
Sơ đồ quy hoạch trung tâm TM Đồng Đăng – Lạng Sơn |
Áp vào tình hình thực tế của Lạng Sơn, với lợi thế về các cặp chợ biên giới, chợ cửa khẩu…, làm tốt việc phát triển TMNT, chúng ta sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ở địa bàn nông thôn, trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế – thương mại quốc tế thành công ở địa bàn nông thôn. Câu chuyện phát triển TMNT lại không hề đơn giản như vậy. Làm thế nào để kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp… đầu tư vào lĩnh vực TMNT, tạo sức bật để nông thôn phát triển? Đây là bài toán khá hóc búa từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, muốn làm được vấn đề vừa nêu, trước tiên phải làm sao để túi tiền của người dân nông thôn tăng lên. Điều này có nghĩa phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng cao, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… phải được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, phải tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo mô hình liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và nhà băng – ngân hàng) để đảm bảo sản phẩm của người dân nông thôn làm ra có thị trường tiêu thụ cần phải được thực hiện.
TD - MH
Ý kiến ()