Phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Trong giai đoạn 2006 - 2011, hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển.Với kim ngạch hằng năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều, hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi thương mại qua biên giới đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia, tăng trưởng trung bình khoảng 29%/năm. Nếu năm 2006 đạt hơn 2,8 tỷ USD thì đến năm 2010, con số đó đã lên hơn 7,1 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2011 đạt hơn 6,3 tỷ USD.Hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc làm phong phú, sống động hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh miền núi, vùng cao khu vực biên giới phía bắc. Tạo ra những điều kiện để các địa phương trong khu vực trung du miền núi Bắc Bộ khai thác và phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mình, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động,...
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). |
Với kim ngạch hằng năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều, hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi thương mại qua biên giới đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – thương mại giữa hai quốc gia, tăng trưởng trung bình khoảng 29%/năm. Nếu năm 2006 đạt hơn 2,8 tỷ USD thì đến năm 2010, con số đó đã lên hơn 7,1 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2011 đạt hơn 6,3 tỷ USD.
Hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc làm phong phú, sống động hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh miền núi, vùng cao khu vực biên giới phía bắc. Tạo ra những điều kiện để các địa phương trong khu vực trung du miền núi Bắc Bộ khai thác và phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mình, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động, có thế và lực cạnh tranh trên thị trường trong nước, cũng như thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế.
Việt Nam đã xuất khẩu được một khối lượng lớn các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nhập khẩu được một số nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư cần thiết phục vụ sản xuất trong nước. Các thành phần tham gia vào hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc ngày càng đa dạng và phong phú. Hạ tầng cơ sở dịch vụ vùng biên giới hai nước được đầu tư phát triển. Nhiều khu kinh tế cửa khẩu được thành lập, trở thành trung tâm kinh tế – thương mại của vùng biên. Hợp tác thương mại biên giới giữa các tỉnh, các địa phương giáp biên của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, láng giềng truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, cải thiện đời sống xã hội, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, củng cố an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới.
ĐỂ thúc đẩy phát triển thương mại biên giới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Đó là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định còn chưa phù hợp như chính sách hỗ trợ đối với thương nhân và chính sách hỗ trợ các mặt hàng cụ thể. Cần tổ chức hoạt động các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, quy định thủ tục hành chính thống nhất tại cửa khẩu, trong đó có người đứng đầu mỗi cửa khẩu để giải quyết những vướng mắc cụ thể. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa, các kho thương mại chuyên ngành tại các cửa khẩu biên giới phía bắc, trong đó tập trung tại một số cửa khẩu như Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn), Lào Cai (tỉnh Lào Cai). Xây dựng một cơ chế đầu tư trở lại từ ngân sách Nhà nước nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực các cửa khẩu biên giới phía bắc. Trước hết là nâng cấp, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống nhà công vụ trên toàn tuyến, bảo đảm đủ sức phục vụ các hoạt động thương mại ngày càng tăng nhanh, trang bị đủ các loại máy móc, thiết bị thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm trễ, thiếu chính xác. Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các tỉnh biên giới phía bắc, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện phương thức “xã hội hóa” để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Theo Nhandan
Ý kiến ()