LSO-Trong sản xuất nông nghiệp, liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên trước khi nhắc đến sự liên kết này thì chính những người nông dân phải tự liên kết với nhau trong sản xuất thông qua sợi dây liên kết là các ban chỉ đạo, tổ, đội sản xuất và các đoàn thể ở địa phương.Người nông dân không những phun thuốc trừ sâu sai nguyên tắc, không trang bị đầy đủ bảo hộ mà còn thiếu sự liên kết với nhauTrưa tháng 6, nắng như đổ lửa trên các cánh đồng, anh nông dân thôn Làng Ngũa xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng vẫn miệt mài phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ. Mồ hôi nhễ nhại anh cho biết: Năm nào nhà mình cũng phun sớm trước nhất, nhưng cũng phải phun rất nhiều lần, tốn thuốc trừ sâu mà hiệu quả chẳng được bao nhiêu, lần này tranh thủ phun vào buổi trưa để còn tranh thủ làm việc khác. Nghe anh tâm sự tôi chợt giật mình, chưa nói đến chuyện anh phun thuốc vào trưa nắng là sai...
LSO-Trong sản xuất nông nghiệp, liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên trước khi nhắc đến sự liên kết này thì chính những người nông dân phải tự liên kết với nhau trong sản xuất thông qua sợi dây liên kết là các ban chỉ đạo, tổ, đội sản xuất và các đoàn thể ở địa phương.
|
Người nông dân không những phun thuốc trừ sâu sai nguyên tắc, không trang bị đầy đủ bảo hộ mà còn thiếu sự liên kết với nhau |
Trưa tháng 6, nắng như đổ lửa trên các cánh đồng, anh nông dân thôn Làng Ngũa xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng vẫn miệt mài phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ. Mồ hôi nhễ nhại anh cho biết: Năm nào nhà mình cũng phun sớm trước nhất, nhưng cũng phải phun rất nhiều lần, tốn thuốc trừ sâu mà hiệu quả chẳng được bao nhiêu, lần này tranh thủ phun vào buổi trưa để còn tranh thủ làm việc khác. Nghe anh tâm sự tôi chợt giật mình, chưa nói đến chuyện anh phun thuốc vào trưa nắng là sai nguyên tắc, nguyên chuyện gia đình anh thường phun sớm hơn người khác đã ẩn chứa rất nhiều điều đáng nói. Trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, “nguyên tắc vàng” để đạt được hiệu quả cao nhất là phun theo “4 đúng”, trong đó có phun đồng loạt. Thực tế, ví dụ trên không phải là chuyện lạ, từ trước tới nay, người nông dân Xứ Lạng vẫn giữ một tập quán canh tác lạc hậu đó là mạnh ai nấy làm. Giữa họ không có sự liên kết để triển khai sản xuất một cách đồng bộ.
Trở lại câu chuyện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ai cũng biết rằng nếu phun riêng lẻ như vậy thì nếu tất cả các yếu tố khác có đúng đi chăng nữa, hiệu quả cũng sẽ không sao, bởi như vậy không thể diệt được sâu hại mà chỉ có tác dụng đuổi sâu từ ruộng này sang ruộng khác mà thôi. Nhưng các cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo, tuyên truyền mãi mà cho tới nay hầu như chưa có địa phương nào tổ chức được phun thuốc đồng loạt. Không chỉ trong phòng trừ sâu bệnh mà trong hầu hết quá trình sản xuất, người nông dân Lạng Sơn đều thể hiện sự liên kết rời rạc của mình. Đầu vụ, khi lấy nước, thì mạnh ai người ấy tháo nước từ mương về đồng; lúc làm đất, nhà làm, nhà không…dẫn tới khi bước vào vụ thì có người gieo cấy sớm, người gieo cấy muộn, các loại giống cũng vô vàn chủng loại khác nhau. Trong chuyến đi kiểm tra sản xuất tại Hữu Lũng hồi năm 2010, nhìn thấy trên cùng 1 cánh đồng mà có ruộng thì đã gặt xong, ruộng lại mới chỉ đang trong thời gian làm đòng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thốt lên: Như vậy không sâu, bệnh mới là chuyện lạ.
Nói như vậy nhưng không phải tất cả lỗi đều thuộc về người nông dân. Trong những năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến và được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền. Địa phương nào cũng có Ban chỉ đạo sản xuất từ cấp xã cho đến tận các thôn bản, cùng với đó là một hệ thống các tổ chức chính trị xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…với rất nhiều các phong trào đẩy mạnh sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Nhưng nhìn theo một hướng khác thì liệu các ban chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể này đã thể hiện được vai trò của mình chưa, khi mà người nông dân, các hội viên, đoàn viên của họ vẫn mạnh ai nấy làm trong quá trình sản xuất? Sự liên kết trong sản xuất giữa người nông dân với nhau vẫn rất lỏng lẻo, mong manh. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làm chậm lại quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Có một câu mà trong những năm trở lại đây người ta vẫn cứ hay nói vui với nhau: “Được mùa thì do lãnh đạo, chỉ đạo tốt; còn mất mùa là tại thời tiết”. Không phân tích thấu đáo nguyên nhân, khi được mùa thì là do chủ quan, còn mất mùa lại đổ tại cho nguyên nhân khách quan. Trong khi đó đến mùa vụ, vai trò của các Ban chỉ đạo sản xuất, các tổ chức đoàn thể không được thể hiện một cách rõ ràng, người nông dân vẫn chuyển đổi cây trồng một cách tự phát và “mỗi người một phách”. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận rõ tầm quan trọng của sự liên kết giữa nông dân với nông dân trong quá trình sản xuất, từ đó các Ban chỉ đạo sản xuất, tổ chức đoàn thể ở địa phương làm thể hiện được rõ vai trò là sợi dây liên kết. Khi đó mới nói tới chuyện liên kết 4 nhà, phát triển sản xuất hàng hoá.
Lê Minh
Ý kiến ()