Chỉ tính riêng Quỳnh Sơn diện tích trồng cà chua cũng lên tới xấp xỉ 20ha, còn lại Bắc Sơn và Long Đống, diện tích cũng phải tương đương. Với năng suất cao như vụ vừa qua, cứ tính tròn 1 tấn/sào, thì sản lượng của cả 3 địa phương trên gộp lại là rất lớn. Vậy mà thị trường tiêu thụ của họ chỉ là trong nội huyện nhỏ bé, mặt khác cà chua rất khó bảo quản, thương lái đến thu mua thường lợi dụng điểm này để ép giá. Kết quả là có thời điểm cà chua chỉ còn có giá vài trăm đồng/kg, tính nhẩm, 2 tạ cà chua mà người nông dân làm quần quật mới thu được, khi bán đi, chẳng mua nổi 1 cân…thịt lợn. Trao đổi với chúng tôi về câu chuyện chuyển dịch, ông Dương Công Thần, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Sơn tâm huyết trải lòng: Cà chua bán trên địa bàn giá rẻ như cho, mà chúng tôi nghe đâu ở Thái Nguyên giá cà chua lại rất đắt, cả chục nghìn đồng/kg, nghe là nghe thế, xót cho dân, nhưng biết tìm mối tiêu thụ thế nào đây, giải quyết thế nào cho cả trăm tấn sản phẩm kia? Nói rồi ông lại chuyển sang chuyện dưa chuột, chuyện là vài vụ trước dưa chuột được giá, Quỳnh Sơn cũng chuyển nhiều sang trồng dưa, được 2 vụ, đến vụ này dưa cũng được mùa mà nông dân gánh đi bán rong rong khắp xã, cả ngày trời chẳng mua nổi tô phở lót dạ. Ấy thế mà vụ cà chua thất bát đi qua, tôi ra chợ Bắc Sơn lại thấy người ta bán 5.000 đồng/kg, đúng là giá nông sản cứ “nhảy múa” như giá vàng, mà vàng thì còn tích được để chờ giá cao rồi bán, chứ nông sản vài ngày là hỏng, nhà nông vẫn cứ lao đao. Hiện nay Đảng ủy xã Quỳnh Sơn đang có dự định hướng nông dân sang trồng khoai tây, nhưng là có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đàng hoàng, ông Bí thư giọng đầy hy vọng: Nếu thuận lợi, thì đây sẽ là hướng chuyển dịch bền vững, nhưng xã vẫn lo…Tôi hiểu cái nỗi lo của ông, thuốc lá hợp đồng với các công ty như thế mà giá vẫn thất thường, thì nói gì loại cây trồng mới. Câu chuyện lại lan man sang dưa bở, dưa hấu, rồi xa hơn câu chuyện ở Lạng Sơn, câu chuyện tiêu thụ nông sản trong cả nước mà báo, đài đưa tin mấy ngày qua, quả thật như “đánh bạc” với thị trường. Câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì, xem ra chưa đủ, mà bây giờ trong chuyển dịch cần phải trả lời thêm câu hỏi: Liên kết với ai để có thị trường tiêu thụ bền vững? Đó sẽ là mấu chốt để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, phát triển sản xuất, đó cũng là cái gốc của nông thôn mới.
LSO-Phát triển sản xuất nông nghiệp không thể tách rời với chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Dưa bở, dưa hấu bán rẻ như cho mà vẫn ế; cà chua được mùa, chín đỏ đồng, nhưng đành đổ cho lợn ăn…Không chỉ là nuôi con gì, trồng cây gì, mà chuyển dịch cơ cấu còn cần phải trả lời câu hỏi: Liên kết với ai để tìm thị trường tiêu thụ.
|
Thị trường tiêu thụ nào cho cây cà chua? |
Chuyện dưa hấu, dưa bở vứt lăn lóc dọc quốc lộ 1A tuy vẫn đậm chất thời sự, nhưng chuyện cà chua ở Bắc Sơn, thời gian qua còn nóng hơn. Tôi còn nhớ, cách đây 4 năm, khi các địa phương khác đang loay hoay với hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thì ở các xã Quỳnh Sơn, Long Đống, Bắc Sơn lại rất thành công với mô hình trồng cà chua trái vụ. Thời điểm đó giá thị trường 5.000 đồng/kg mà thương lái đánh xe tới mua tận ruộng. Năm nay trở lại vựa cà chua năm nào, bà con cứ xuýt xoa: Nhà báo đến chậm vài hôm, mấy hôm trước cà chua chín đỏ đồng, lúc ấy mà quay, mà chụp thì đẹp phải biết. Chị Dương Thọ Thu, thôn Đon Riệc II, xã Quỳnh Sơn rầu rầu: Năng suất thì cao lắm, vụ vừa rồi không sâu bệnh, thời tiết lại thuận, mỗi sào phải cho hơn tấn quả, cà chua chín đỏ đồng, nhìn thì thích mắt, nhưng biết bán cho ai…Chị nói, mặt cứ buồn thiu. Năm nay 2 vợ chồng chị trồng vài sào cà chua, sản phẩm thu về chật nhà, nhưng lạ một chuyện là giá cả cứ xuống từng ngày, đến mức 1.000 đồng/kg mà chẳng ai mua. Tiếc của, cả gia đình chia nhau gánh đi bán lẻ tại các địa phương khác thì được 2000-3.000 đồng/kg, nhưng tiêu thụ như thế thì ngày chẳng được nổi 1 tạ, cà chua bên góc nhà cứ hỏng dần, buộc phải cho lợn ăn.
Chỉ tính riêng Quỳnh Sơn diện tích trồng cà chua cũng lên tới xấp xỉ 20ha, còn lại Bắc Sơn và Long Đống, diện tích cũng phải tương đương. Với năng suất cao như vụ vừa qua, cứ tính tròn 1 tấn/sào, thì sản lượng của cả 3 địa phương trên gộp lại là rất lớn. Vậy mà thị trường tiêu thụ của họ chỉ là trong nội huyện nhỏ bé, mặt khác cà chua rất khó bảo quản, thương lái đến thu mua thường lợi dụng điểm này để ép giá. Kết quả là có thời điểm cà chua chỉ còn có giá vài trăm đồng/kg, tính nhẩm, 2 tạ cà chua mà người nông dân làm quần quật mới thu được, khi bán đi, chẳng mua nổi 1 cân…thịt lợn. Trao đổi với chúng tôi về câu chuyện chuyển dịch, ông Dương Công Thần, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Sơn tâm huyết trải lòng: Cà chua bán trên địa bàn giá rẻ như cho, mà chúng tôi nghe đâu ở Thái Nguyên giá cà chua lại rất đắt, cả chục nghìn đồng/kg, nghe là nghe thế, xót cho dân, nhưng biết tìm mối tiêu thụ thế nào đây, giải quyết thế nào cho cả trăm tấn sản phẩm kia? Nói rồi ông lại chuyển sang chuyện dưa chuột, chuyện là vài vụ trước dưa chuột được giá, Quỳnh Sơn cũng chuyển nhiều sang trồng dưa, được 2 vụ, đến vụ này dưa cũng được mùa mà nông dân gánh đi bán rong rong khắp xã, cả ngày trời chẳng mua nổi tô phở lót dạ. Ấy thế mà vụ cà chua thất bát đi qua, tôi ra chợ Bắc Sơn lại thấy người ta bán 5.000 đồng/kg, đúng là giá nông sản cứ “nhảy múa” như giá vàng, mà vàng thì còn tích được để chờ giá cao rồi bán, chứ nông sản vài ngày là hỏng, nhà nông vẫn cứ lao đao. Hiện nay Đảng ủy xã Quỳnh Sơn đang có dự định hướng nông dân sang trồng khoai tây, nhưng là có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đàng hoàng, ông Bí thư giọng đầy hy vọng: Nếu thuận lợi, thì đây sẽ là hướng chuyển dịch bền vững, nhưng xã vẫn lo…Tôi hiểu cái nỗi lo của ông, thuốc lá hợp đồng với các công ty như thế mà giá vẫn thất thường, thì nói gì loại cây trồng mới. Câu chuyện lại lan man sang dưa bở, dưa hấu, rồi xa hơn câu chuyện ở Lạng Sơn, câu chuyện tiêu thụ nông sản trong cả nước mà báo, đài đưa tin mấy ngày qua, quả thật như “đánh bạc” với thị trường. Câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì, xem ra chưa đủ, mà bây giờ trong chuyển dịch cần phải trả lời thêm câu hỏi: Liên kết với ai để có thị trường tiêu thụ bền vững? Đó sẽ là mấu chốt để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, phát triển sản xuất, đó cũng là cái gốc của nông thôn mới.
Lê Minh
Ý kiến ()