LSO-Bởi thất bại của mô hình trước, nên quá trình thành lập lại hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản Tam Hoa, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn gặp phải rất nhiều khó khăn. Người dân dường như mất lòng tin về hiệu quả của mô hình kinh tế này. Thế nhưng sau hơn 18 năm hoạt động với sự quyết tâm của Ban chủ nhiệm, đồng lòng gắn kết của các xã viên, HTX đã không ngừng phát triển. Câu cá, một trong những dịch vụ được HTX nuôi trồng thủy sản Tam Hoa, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn mở rộng trong 2 năm trở lại đâyVới diện tích rộng gần 40ha, hồ thủy lợi Tam Hoa không những cung cấp nước tưới cho cánh đống của 5 xã trải dài từ Hưng Vũ tới Long Đống, mà đây còn được coi là tiềm năng về thủy sản. Hồ được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, suốt mấy chục năm qua đã có rất nhiều các đơn vị tận dụng lợi thế để nuôi trồng thủy sản, nhưng do phương thức quản lý còn nhiều bất cập, nên hiệu quả chưa cao....
LSO-Bởi thất bại của mô hình trước, nên quá trình thành lập lại hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản Tam Hoa, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn gặp phải rất nhiều khó khăn. Người dân dường như mất lòng tin về hiệu quả của mô hình kinh tế này. Thế nhưng sau hơn 18 năm hoạt động với sự quyết tâm của Ban chủ nhiệm, đồng lòng gắn kết của các xã viên, HTX đã không ngừng phát triển.
Câu cá, một trong những dịch vụ được HTX nuôi trồng thủy sản
Tam Hoa, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn mở rộng trong 2 năm trở lại đây
Với diện tích rộng gần 40ha, hồ thủy lợi Tam Hoa không những cung cấp nước tưới cho cánh đống của 5 xã trải dài từ Hưng Vũ tới Long Đống, mà đây còn được coi là tiềm năng về thủy sản. Hồ được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, suốt mấy chục năm qua đã có rất nhiều các đơn vị tận dụng lợi thế để nuôi trồng thủy sản, nhưng do phương thức quản lý còn nhiều bất cập, nên hiệu quả chưa cao. Ông Dương Công Cỏ, Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản Tam Hoa nhớ lại: nếu nói về quá trình thành lập của HTX thì phải kể từ năm 1990-1991, khi ấy hơn 60 hộ dân quanh khu vực hồ Tam hoa đã liên kết hình thành HTX nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, thời điểm này do năng lực quản lý của Ban chủ nhiệm còn nhiều yếu kém, các xã viên chưa đồng lòng, mạnh ai nấy làm…chính vì vậy chỉ hoạt động cầm chừng được một thời gian ngắn, HTX tan rã mà chưa mang lại hiệu quả gì.
Gần 40 ha mặt nước hồ Tam Hoa có nguy cơ bị bỏ phí. Thế rồi năm 2004, ông Dương Công Cỏ cùng một số người trong Ban chủ nhiệm cũ quyết tâm thành lập, khôi phục lại sản xuất. Tuy nhiên, thất bại của mô hình trước đã làm người dân mất lòng tin và không đồng tình tham gia. Ông Cỏ chia sẻ: mặc dù khó khăn, nhưng chúng tôi quyết tâm lắm, đến từng nhà vận động, xây dựng phương án, kế hoạch, thuyết trình cho từng hộ về phương thức quản lý, hướng phát triển mới và hạch toán lợi nhuận cụ thể. Ròng rã cả năm trời, tâm lý của nhân dân bắt đầu chuyển biến, ban đầu có 10 hộ tự nguyên tham gia, rồi sau đó là 30 hộ và đến năm 1994, tất cả 66 hộ gia đình từng là xã viên của mô hình HTX trước đó đã đồng tình góp vốn xây dựng lại sản xuất. Trong năm đó, với sự tạo điều kiện của Xí nghiệp thủy nông huyện, đơn vị quản lý công trình đập Tam Hoa, Đội sản xuất nuôi trồng thủy sản Tam Hoa ra đời, mỗi hộ xã viên đóng góp 150.000 đồng, số vốn sản xuất ban đầu chỉ vỏn vẹn hơn 10 triệu đồng.
Thất bại của những năm 1990-1991 được phân tích và rút kinh nghiệm sâu sắc. Lần này kế hoạch sản xuất được xây dựng một cách chi tiết với sự tham gia của tất cả các hộ gia đình, trách nhiệm được gắn với mỗi thành viên. Việc kỷ luật sai phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn khu vực hồ chứa, bảo vệ cơ sở vật chất được cam kết và ghi thành biên bản. Tổ chức sản xuất, quản lý chặt chẽ theo phương thức mới đã nhanh chóng phát huy hiệu quả. Những năm đầu đội sản xuất liên tục làm ăn có lãi, số vốn hoạt động tăng lên nhanh chóng. Quy mô sản xuất ngày càng lớn, đòi hỏi phải phát triển mô hình đội sản xuất thành HTX. Năm 1997, HTX nuôi trồng thủy sản Tam Hoa chính thức được thành lập lại. Vẫn những con người ấy, lĩnh vực sản xuất ấy, nhưng nay trình độ quản lý, tổ chức sản xuất đã được nâng lên rất nhiều.
Hơn 18 năm hoạt động, từ mô hình đội sản xuất với số vốn ít ỏi, nay HTX thủy sản Tam Hoa đã cơ sơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tổng số vốn hoạt động tăng lên đến 300 triệu đồng, tức là gấp 30 lần so với lúc khởi đầu. Sản lượng thủy sản hàng năm đạt hơn 20 tấn, doanh thu đạt gần 500 triệu đồng. Thu nhập hàng năm của các xã viên được đảm bảo, ngoài ra HTX còn tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức lương bình quân hơn 1 triệu đồng/tháng. Bác Dương Công Hiển, xã viên HTX tâm sự: lúc đầu góp vốn sản xuất, chúng tôi cũng chỉ coi đây là thu nhập phụ, nhưng nay thu nhập ấy đã dần trở thành thu nhập chính, HTX đã năng động mở ra dịch vụ mới như câu cá để tăng doanh thu, điều quan trọng là trong suốt quá trình phát triển, tinh thần tự lực của HTX rất được đề cao, HTX chưa phải vay đồng vốn nào từ bên ngoài. Ông Hoàng Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Vũ khẳng định: sự phát triển của HTX nuôi trồng thủy sản Tam Hoa không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà có ý nghĩa xã hội rất lớn. An ninh khu vực lòng hồ và công trình thủy lợi được đảm bảo, sự gắn kết của các xã viên tạo nền tảng vững chắc cố kết cộng đồng. HTX đã và đang có những kế hoạch mở rộng sản xuất để tăng doanh thu, tạo việc làm…Đây được coi là động lực quan trọng để địa phương xây dựng thành công nông thôn mới.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()