Phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên
Với mục đích nhằm gợi mở những nghiên cứu mới và tìm ra các giải pháp, quyết sách cho chính quyền các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên trong phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2020, sáng 30/9, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng phối hợp với Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Khu vực III tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên". GS.TS Trương Bá Thanh phát biểu khai mạc Hội thảoTham dự Hội thảo có đại diện UBND các tỉnh, thành khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên; các nhà khoa học đến từ các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế- xã hội tại miền Trung - Tây nguyên cùng đông đảo giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Học Viện Chính trị- Hành chính Quốc gia khu vực III. Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn Hội thảo, GS.TS Trương Bá Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh...
Với mục đích nhằm gợi mở những nghiên cứu mới và tìm ra các giải pháp, quyết sách cho chính quyền các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên trong phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2020, sáng 30/9, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng phối hợp với Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Khu vực III tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên”.
GS.TS Trương Bá Thanh phát biểu khai mạc Hội thảo |
Tham dự Hội thảo có đại diện UBND các tỉnh, t hành khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên; các n hàkhoa học đến từ các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế- xã hội tại miền Trung – Tây nguyên cùng đông đảo giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Học Viện Chính trị- Hành chính Quốc gia khu vực III.
Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn Hội thảo, GS.TS Trương Bá Thanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế TP Đà Nẵng cho biết, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên gồm 13 tỉnh, t hành, trong đó có 08 tỉnh, t hành thuộc Duyên hải miền Trung và 05 tỉnh thuộc Tây nguyên. Nếu các tỉnh, t hành Duyên hải miền Trung với tiềm năng biển đảo to lớn thì Tây nguyên có tiềm năng đất đỏ bazan, rừng và khoáng sản. Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước. Khu vực này có 14 triệu người (chiếm 16% dân số cả nước) thuộc nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 67% là ở độ tuổi lao động. Chính sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội này là cơ sở để các tỉnh trong khu vực phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác và kết hợp giữa kinh tế biển với kinh tế đất liền. Tuy vậy, hiện Duyên hải miền Trung và Tây nguyên vẫn là khu vực kém phát triển của Việt Nam; tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực này trong các năm 2006-2010 là 12,6%, trong đó các tỉnh Duyên hải miền Trung là 13% và Tây nguyên là 12,2%. Mặc dù con số này cao hơn so với cả nước, song đến năm 2010, tỷ trọng GDP khu vực này cũng mới chỉ chiếm gần 14% trên tổng GDP của cả nước. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người của toàn khu vực vẫn thấp hơn mức trung bình chung của cả nước và các khu vực phát triển khác.
GS.TS Trương Bá Thanh cho rằng, trong những năm qua, mặc dù được Chính phủ và chính quyền các địa phương trong khu vực có rất nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh chính sách phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng cường liên kết kinh tế, chú ý khai thác tốt hơn các nguồn lực tự nhiên, quan tâm hơn đến việc điều chỉnh hài hòa các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường….Nhưng thực tế cho thấy, kinh tế các tỉnh trong khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên vẫn phát triển dưới tiềm năng và thiếu vững chắc khi dựa trên mô hình phát triển sao chép lẫn nhau đã dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau làm lãng phí nguồn lực. Môi trường xã hội chưa được cải thiện tương ứng với sự phát triển về kinh tế. Môi trường tự nhiên đang có xu hướng bị ô nhiễm ngày càng nhanh, cảnh quan thiên nhiên còn bị xâm lấn và bị tàn phá thiếu kiểm soát. Việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa thật sự hiệu quả, thiếu hoạch định dài hạn…
TheoGS.TS Trương Bá Thanh, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là việc nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển nhanh và bền vững chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc trên cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô…. Vì vậy, tại Hội thảo, nhiều vấn đề đặt ra không chỉ làm sáng tỏ hơn về lý thuyết phát triển nhanh và bền vững mà còn tiếp cận được những nghiên cứu từ thực tiễn về khả năng và điều kiện phát triển bền vững thông qua các vấn đề được đề cập như: Những nguy cơ tiềm ẩn nào đang hiện diện trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội tại các địa phương trong khu vực? Mô hình nào cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội của các địa phương và khu vực ? Làm thế nào để khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội khu vực? Cơ chế và chính sách nào cần có để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội khu vực?…
Quang cảnh Hội thảo sáng 30/9 |
Hội thảo đã chia t hành 2 phiên, trong đó, phiên 1 các đại biểu sẽ nghe tham luận “Phát triển kinh tế- xã hội Tây nguyên trong những năm 2001-2010 từ chính sách đến thực tiễn” do PGS.TS Trương Minh Dục đến từ Học Viện Chính trị- Hành chính Quốc gia khu vực III trình bày; “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nhanh và bền vững” do TS Ngô Văn Hòa đến từ Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng trình bày. Phiên 2 có 3 tham luận “Miền Trung khai thác tiềm năng biển đảo để phát triển bền vững”, “Xây dựng và hoàn thiện thể chế- yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững ngành Thủy sản Việt Nam”, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của t hành phố Đà Nẵng” do PGS.TS Bùi Quang Bình (Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng), TS Nguyễn Thị Trâm Anh (Đại học Nha Trang), TS Võ Thị Thúy Anh (Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng) trình bày.
Trên cơ sở các tham luận trên, Hội thảo cũng đã nghe các ý kiến bình luận của các chuyên gia, n hàkhoa học, qua đó góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà Hội thảo đề cập.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()