Phát triển năng lượng sạch
Ngày 14-5, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty Công nghiệp năng lượng Đông Dương (IC Energy) đã tổ chức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời, công suất 120MW/năm, với tổng giá trị đầu tư hơn 390 triệu USD.Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh (ECC) cùng Công ty cổ phần năng lượng Mặt Trời Đỏ cũng khởi công xây dựng nhà máy sản xuất panel pin mặt trời, với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD. Đây là những nhà máy sản xuất panel pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển năng lượng sạch ở trong nước và tiến tới xuất khẩu.Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2050, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược tăng cường năng lượng tái tạo; trong đó mục tiêu đến năm 2015 đạt 5% năng lượng tái tạo và năm 2020 đạt 8%. Trong các nguồn năng lượng sạch ngoài việc sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có như...
Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh (ECC) cùng Công ty cổ phần năng lượng Mặt Trời Đỏ cũng khởi công xây dựng nhà máy sản xuất panel pin mặt trời, với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD. Đây là những nhà máy sản xuất panel pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển năng lượng sạch ở trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2050, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược tăng cường năng lượng tái tạo; trong đó mục tiêu đến năm 2015 đạt 5% năng lượng tái tạo và năm 2020 đạt 8%. Trong các nguồn năng lượng sạch ngoài việc sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có như sức gió và năng lượng mặt trời, để phát triển các máy sản xuất tua-bin gió, pin năng lượng mặt trời, hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời… chúng ta còn có thể khai thác tiềm năng phát triển về nhiên liệu sinh học từ các sản phẩm nông nghiệp. Đó là các nhà máy sản xuất Ethanol từ nguồn nguyên liệu sắn, ngô và các nguồn nguyên liệu khác từ bã mía. Hay các nhà máy sản xuất ra năng lượng từ các loại hạt có dầu, hoặc vỏ các loại hạt, từ mỡ động vật; sản xuất bi-ô-ga từ xử lý chất thải…
Việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ mang lại lợi ích to lớn cho xã hội, không những làm giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải, mà còn tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và đường dây tải điện, cũng như giảm chi phí từ nhiên liệu nhập khẩu cho phát điện. Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo có thể tạo ra nguồn điện ngoài lưới tại chỗ, giúp giảm chi phí tổn thất truyền tải của nguồn trung tâm, góp phần phát triển điện tại khu vực nông thôn lân cận, làm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống nông dân, bảo đảm an ninh năng lượng.
Khai thác, sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ là một trong những yếu tố góp phần bảo đảm sự phát triển của đất nước. Chính phủ đã có những định hướng để phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, trong đó Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2-8-2007 quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Vì vậy các bộ, ngành liên quan cần sớm có các biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách cho việc phát triển nguồn năng lượng này. Nhất là các cơ chế ưu đãi về vốn, công nghệ để xây dựng dự án; ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… Đồng thời có kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()