Phát triển lưới điện cao áp: Đảm bảo dự phòng cho các giai đoạn kế tiếp
LSO- Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, nhu cầu sử dụng điện năng trên địa bàn tỉnh hiện cũng đang tăng cao. Hầu hết các hệ thống lưới điện đều đang vừa hoặc quá tải. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng phân vùng phụ tải hợp lý, đặc biệt là hệ thống lưới điện cao áp sẽ góp phần đảm bảo tỉnh ổn định, bền vững, lâu dài, hiệu quả trong việc phát triển nguồn điện, lưới điện và vốn đầu tư. Lắp đặt thiết bị trên lưới điện 110 kVÔng Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Điều độ, Công ty Điện lực Lạng Sơn cho biết, hiện Lạng Sơn đang được cấp điện từ hệ thống điện Miền Bắc qua hệ thống đường dây và các trạm biến áp (TBA) 110kV với tổng công suất đạt 100MVA, bao gồm: trạm 110kV Lạng Sơn nằm trên địa bàn thành phố có công suất 2x25MVA, điện áp 110/35/22kV, phụ tải của trạm này đảm bảo cấp điện cho khu vực thành phố, các huyện Văn Lãng, Tràng Định, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập; trạm 110kV Đồng Mỏ nằm trên địa bàn huyện Chi Lăng,...
LSO- Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, nhu cầu sử dụng điện năng trên địa bàn tỉnh hiện cũng đang tăng cao. Hầu hết các hệ thống lưới điện đều đang vừa hoặc quá tải. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng phân vùng phụ tải hợp lý, đặc biệt là hệ thống lưới điện cao áp sẽ góp phần đảm bảo tỉnh ổn định, bền vững, lâu dài, hiệu quả trong việc phát triển nguồn điện, lưới điện và vốn đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Điều độ, Công ty Điện lực Lạng Sơn cho biết, hiện Lạng Sơn đang được cấp điện từ hệ thống điện Miền Bắc qua hệ thống đường dây và các trạm biến áp (TBA) 110kV với tổng công suất đạt 100MVA, bao gồm: trạm 110kV Lạng Sơn nằm trên địa bàn thành phố có công suất 2x25MVA, điện áp 110/35/22kV, phụ tải của trạm này đảm bảo cấp điện cho khu vực thành phố, các huyện Văn Lãng, Tràng Định, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập; trạm 110kV Đồng Mỏ nằm trên địa bàn huyện Chi Lăng, có công suất 1x25MVA, điện áp 110/35/10kV, cấp điện cho khu vực các huyện Chi Lăng- Hữu Lũng- Văn Quan- Bình Gia và Bắc Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 1 TBA 110kV nhà máy xi măng Đồng Bành mới đưa vào sử dụng năm 2010, có công suất 1x25MVA, điệp áp 110/6kV, cấp điện phục vụ cho các hoạt động của nhà máy. Song song với các TBA, hệ thống đường dây cao áp 110kV trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4 tuyến, cấp điện cho 3 TBA đã nêu trên. Các tuyến này được cấp điện từ Nhà máy nhiệt điện Na Dương và trạm 220kV Bắc Giang, có tổng chiều dài là 123,2km. Trong đó, riêng nhà máy nhiệt điện Na Dương có 3 lộ 110kV, nhiều khi mang tải đến 91%. Sở dĩ có sự mang tải lớn trên đường dây này là do đây là tuyến chính, vừa làm nhiệm vụ truyền công suất nhiệt điện Na Dương vào hệ thống điện lưới quốc gia, vừa đảm bảo cấp điện cho tỉnh khi nhà máy nhiệt điện Na Dương không phát điện. Đối với khả năng liên kết lưới điện của tỉnh với lưới điện khu vực trong hệ thống lưới điện quốc gia, hiện nay lưới cao áp của tỉnh có liên hệ với lưới 110kV của 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Trung bình hàng năm nhiệt điện Na Dương cấp công suất cho tỉnh Quảng Ninh khoảng 40- 48MW và Bắc Giang khoảng 20- 50MW.
Trong thời gian tới, việc quy hoạch và phát triển lưới điện cao áp với các nguồn 220- 110kV mới được đầu tư xây dựng và vận hành sẽ góp phần làm giảm tải, nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo độ cấp điện tin cây, an toàn, thường xuyên và liên tục, nhất là cho một số phụ tải công nghiệp quan trọng của tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
Hoàng Huy
Ý kiến ()