LSO-Lâm sản hiểu một cách đơn giản nhất là toàn bộ sản phẩm từ rừng, vậy nhưng khi nhắc đến rừng, người ta chỉ nghĩ ngay đến gỗ. Chính vì vậy trong quá trình khai thác, gỗ rừng đã bị tàn phá một cách nghiêm trọng và hậu quả là môi trường sinh thái bị huỷ hoại, trong khi đó các tài nguyên quý giá từ rừng không những không được tận dụng mà còn có nguy cơ không thể phục hồi. Chúng ta đang khai thác, sử dụng tài nguyên rừng ở một giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị vốn có của nó.Chương trình khuyến công hỗ trợ máy hái chè AM110 tại Nông trường chè Thái Bình - Ảnh: Phan CầuLấy một con số thống kê để so sánh ở một nước không có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, giá trị về gỗ trong rừng chỉ chiếm 3%, còn lâm sản ngoài gỗ chiếm tới 97% tổng giá trị của rừng. Cách đây khoảng 3 năm, khi nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ tại Lạng Sơn, ông Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ bảo tồn tự...
LSO-Lâm sản hiểu một cách đơn giản nhất là toàn bộ sản phẩm từ rừng, vậy nhưng khi nhắc đến rừng, người ta chỉ nghĩ ngay đến gỗ. Chính vì vậy trong quá trình khai thác, gỗ rừng đã bị tàn phá một cách nghiêm trọng và hậu quả là môi trường sinh thái bị huỷ hoại, trong khi đó các tài nguyên quý giá từ rừng không những không được tận dụng mà còn có nguy cơ không thể phục hồi. Chúng ta đang khai thác, sử dụng tài nguyên rừng ở một giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị vốn có của nó.
|
Chương trình khuyến công hỗ trợ máy hái chè AM110 tại Nông trường chè Thái Bình – Ảnh: Phan Cầu |
Lấy một con số thống kê để so sánh ở một nước không có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, giá trị về gỗ trong rừng chỉ chiếm 3%, còn lâm sản ngoài gỗ chiếm tới 97% tổng giá trị của rừng. Cách đây khoảng 3 năm, khi nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ tại Lạng Sơn, ông Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ bảo tồn tự nhiên & phát triển cộng đồng Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam đã đánh giá về tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Lạng Sơn “Cả yếu tố địa lý tự nhiên lẫn địa lý nhân văn hội tụ trên đất Lạng Sơn là thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển lâm sản ngoài gỗ, khó có một tỉnh nào ở Việt Nam có được”. Không kể đến các loài động vật và côn trùng, các nhà chuyên môn đã thống kê được ở Lạng Sơn khoảng 500 loài cây mà người dân khai thác sử dụng theo kinh nghiệm sống. Có thể chia ra cây lấy dầu như hồi, quế, thông, aở, mác niếng…; cây cho chất nhuộm như nâu, chàm; cây dược liệu như hoàng thảo, ba kích, sa nhân, tam thất…Theo thống kê không đầy đủ Lạng Sơn có khoảng 300-400 loài cây mà các lương y trong vùng đã sử dụng, ngoài ra còn có cây rau, cây gia vị và các loại tre nứa. Trong đó có rất nhiều loại cây mang tính chất riêng có ở Lạng Sơn.
Trong những năm qua cùng với tốc độ rừng tự nhiên bị khai thác một cách bừa bãi đã dẫn đến tình trạng lâm sản ngoài gỗ ở tỉnh ta bị cạn kiệt nhanh chóng, một ví dụ đơn giản là những cây sâm núi đá trước kia vốn rất dồi dào, thì nay tìm đỏ mắt cũng không thấy. Thời gian trở gần đây phong trào cải tạo rừng tạp để trồng rừng kinh tế đang phát triển mạnh, chứng tỏ nhận thức về kinh tế rừng của người dân đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên, cũng cùng với sự phát triển của phong trào này thì lâm sản ngoài gỗ như các loại cây dược liệu quý cũng dần mất đi. Ông Hoàng Lê Minh, Giám đốc công ty giống cây trồng lâm nghiệp vùng Đông Bắc xót xa: Muốn phát triển rừng một cách hiệu quả thì chúng ta phải hiểu rừng, hiểu được những giá trị to lớn ở trong đó, nếu không thì chính ta đang bỏ qua những sản phẩm giá trị cao, làm giảm tính đa dạng sinh học, để chạy theo những những sản phẩm giá trị thấp hơn. Phát triển rừng kinh tế, nhưng chính lại đang làm giảm giá trị kinh tế của rừng. Không những vậy, ở một số địa phương các loại cây dược liệu quý còn lại vẫn đang tiếp tục bị người dân khai thác và bán qua biên giới với cái giá do chính các tư thương tự đặt ra, bởi người dân khai thác đưa đi tiêu thụ cũng không biết công dụng, giá trị của các loại cây đó ra sao.
|
Một số lâm sản ngoài gỗ được gieo ươm tại Công ty giống cây trồng lâm nghiệp vùng Đông Bắc |
Chưa tận dụng được tiềm năng về lâm sản ngoài gỗ là một lãng phí và thiệt thòi lớn đối với người dân. Không tận dụng được bởi chúng ta chưa có một cơ quan nào đứng ra nghiên cứu đẩy đủ tác dụng của các loại cây đó để mà khuyến khích người dân bảo tồn, phát triển và sử dụng. Ở bản Piềng, xã Hùng Sơn (Tràng Định) vẫn còn cây chè đắng trăm tuổi, chứng tỏ chè đắng đã được trồng ở tỉnh ta từ rất lâu; thế nhưng hiện nay nhắc đến chè đắng người ta nghĩ ngay đến Cao Bằng chứ không phải Lạng Sơn. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp Lạng Sơn giai đoạn 2000-2010 đã khẳng định: Tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế đồi rừng Lạng Sơn không chỉ từ lâm sản gỗ mà còn cả lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên cho đến nay Lạng Sơn cũng mới chỉ phát triển được 2 loại lâm sản ngoài gỗ là cây hồi và nhựa thông với những cơ sở chế biến lạc hậu, giá trị kinh tế chưa cao. Năm trước ở Đình Lập, lâm sản ngoài gỗ le lói cơ hội phát triển với dự án trồng trên 30ha ba kích, ấy nhưng tia sáng ấy bị dập tắt nhanh chóng, dự án thất bại và người ta lại phải thay thế bằng cây keo. Năm 2008, lâm sản ngoài gỗ của Lạng Sơn cũng đã có cơ hội để giới thiệu, quảng bá và phát triển thông qua hội chợ lâm sản ngoài gỗ đầu tiên trong cả nước dự kiến tổ chức tại Lạng Sơn, thế nhưng vì nhiều lý do, hội chợ này đã không được tổ chức, lâm sản ngoài gỗ của Lạng Sơn lại một lần nữa vuột mất cơ hội quý giá và cho đến nay lâm sản ngoài gỗ vẫn là một tiềm năng còn bỏ ngỏ trên mảnh đất Xứ Lạng. Rừng vẫn chưa thật sự là vàng!
Lê Minh
Ý kiến ()