Phát triển kinh tế tập thể gắn với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
LSO - Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” đã và đang được tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện tích cực với các giải pháp thiết thực. Các cấp, ngành của tỉnh đã cụ thể hóa nội dung Nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Xã viên HTX Nà Chuông chăm sóc rau màu Ảnh: BÙI DŨNGTrong 10 năm qua (2002-2011) để thực hiện hiệu quả Nghị quyết TW 5 (khóa IX) Tỉnh ủy đã ban hành 01 Chương trình hành động, 01 Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 01 Chỉ thị, 02 Kế hoạch chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo khác. Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của tỉnh, huyện được củng cố và kiện toàn lại, công tác quản lý nhà nước đối với kinh...
LSO – Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” đã và đang được tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện tích cực với các giải pháp thiết thực. Các cấp, ngành của tỉnh đã cụ thể hóa nội dung Nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Xã viên HTX Nà Chuông chăm sóc rau màu
Ảnh: BÙI DŨNG
Trong 10 năm qua (2002-2011) để thực hiện hiệu quả Nghị quyết TW 5 (khóa IX) Tỉnh ủy đã ban hành 01 Chương trình hành động, 01 Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 01 Chỉ thị, 02 Kế hoạch chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo khác. Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của tỉnh, huyện được củng cố và kiện toàn lại, công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tiếp tục được quan tâm.
Tỉnh đã triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, như: Hỗ trợ thành lập mới HTX, bồi dưỡng, đào tạo, … quan tâm ưu tiên các HTX có đủ điều kiện tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông nghiệp nông thôn, quản lý khai thác các công trình sau đầu tư, vay vốn quỹ giải quyết việc làm (nguồn vốn chương trình 120); hỗ trợ các HTX tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm…
Với những cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý, trong 10 năm qua kinh tế tập thể của tỉnh đã có bước phát triển tích cực, trong giai đoạn 2002-2011, toàn tỉnh có 259 HTX được thành lập, đưa tổng số HTX đăng ký kinh doanh theo Luật HTX lên 324 đơn vị tính đến hết năm 2011, trong đó 156 HTX điện năng đã chuyển đổi mô hình, 21 HTX tự giải thể. Số HTX còn lại đã có khá nhiều đơn vị giữ vững được sản xuất, thu nhập xã viên, người lao động từng bước được nâng lên, các chế độ chính sách về lao động theo quy định của Nhà nước được đảm bảo thực hiện.
Hiện nay nội lực của các HTX còn hạn chế, qui mô hoạt động nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu; nhiều HTX vẫn chưa có trụ sở làm việc, tài sản sở hữu chưa rõ rang, chưa xử lý dứt điểm công nợ, trong khi đó một số HTX khác lại tiếp tục phát sinh nợ mới. Vấn đề trên do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, trong đó cơ chế, chính sách đối với phát triển kinh tế tập thể còn bất cập, nhiều khi triển khai chưa đồng bộ; một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ HTX chậm được cụ thể hóa, việc tiếp cận vốn và vay vốn phát triển sản xuất còn khó khăn, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường còn hạn chế. Một số huyện còn xem nhẹ công tác quản lý HTX cũng như việc nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn…
Để kinh tế tập thể tỉnh hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, gắn với chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của các HTX, tổ hợp tác trong các loại hình sản xuất, kinh doanh phát triển đúng theo định hướng của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần quan tâm tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lạng Sơn và đoàn thể nhân dân trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TU, ngày 11/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nước ta; giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động, sáng tạo của các hợp tác xã, động viên phong trào thi đua xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác của tỉnh. Phát triển kinh tế tập thể, mà nòng cốt là phát triển hợp tác xã bền vững, bảo đảm hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo, gắn với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là một nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh. Làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể, tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác.
3. Quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện đổi mới tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các hợp tác xã, tổ hợp tác; khuyến khích mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp, các cơ sở khoa học – kỹ thuật nhằm gắn sản xuất với chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tiếp cận với các hoạt động khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại… Xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã điển hình, tiên tiến để nhân rộng khắp địa bàn; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của hợp tác xã, tổ hợp tác; tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các xã viên và người lao động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác
4. Hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các tổ hợp tác, tạo điều kiện để các tổ hợp tác liên kết hoặc chuyển thành hợp tác xã; tư vấn cho các tổ hợp tác lập dự án vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Phát triển đa dạng hóa các loại hình sản xuất và dịch vụ trong hợp tác xã, tổ hợp tác. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có điều kiện tích cực tham gia thành lập, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi khu vực. Triển khai lồng ghép nội dung, nhiệm vụ, cân đối các nguồn lực cho phát triển kinh tế tập thể trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh hằng năm. Hỗ trợ, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và tổ chức sản xuất; tăng cường quảng bá, phát triển thương hiệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác trong các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của tỉnh.
5. Tăng cường và đổi mới hoạt động của Liên minh Hợp tác xã theo hướng tăng cường công tác tư vấn, trợ giúp và bảo vệ quyền lợi của thành viên, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực kinh tế tập thể; kiểm tra, đôn đốc và giúp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền, sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, tổ viên, xã viên và người lao động, tin tưởng rằng khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã sẽ phát triển ngày một lớn mạnh và bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2015 của tỉnh.
N.V.B
Ý kiến ()