tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””>
amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2720/91e2b937bea902ac969a3d0208be7620_L.jpg” border=”0″ alt=”Xã viên làm dịch vụ đất trồng nấm của HTX Yên Bắc huyện Duy Tiên (Hà Nam).” /> Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Yên Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ảnh: QUANG THIỆN
Tại huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Yên Bắc – đơn vị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2000), ông Bùi Văn Nguyên cho biết: Chuyển sang hoạt động theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, Yên Bắc có thế mạnh là tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm, nhất là cung ứng giống cho xã viên. Đối với mặt hàng lúa giống, hiện HTX đã ký với bốn công ty và đang tiếp tục mở rộng, để tiếp tục sản xuất và tiêu thụ hết diện tích lúa giống cho xã viên của mình, trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 500 đến 600 tấn lúa giống cho bà con xã viên. Ngoài ra, HTX còn sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu, rau màu vụ đông; HTX đã khá thành công trong loại hình “dịch vụ làm đất” khi đã quản lý và điều hành tất cả máy làm đất tư nhân trên địa bàn của xã, tránh được tình trạng ép giá, tranh chấp lẫn nhau, nông dân được hưởng giá làm đất phù hợp…
Đa dạng các mô hình
Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 142.800 tổ hợp tác và gần 19 nghìn HTX đang hoạt động, trong đó khoảng hai phần ba số HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và thủy sản (gọi chung là nông nghiệp). Khu vực kinh tế hợp tác, HTX hiện thu hút khoảng 12 triệu hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể, tiểu chủ và người lao động, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hoạt động của các HTX nông nghiệp khá đa dạng, nhưng chủ yếu là các HTX dịch vụ nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng số các HTX nông nghiệp, với hoạt động chính là thực hiện các khâu dịch vụ cơ bản cho sản xuất của hộ nông dân. Bên cạnh đó, là các HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp; ngoài việc bảo đảm cung cấp dịch vụ cho xã viên, huy động vốn tổ chức sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ… Còn lại là các HTX chuyên ngành chăn nuôi, trồng rau, hoa, cây cảnh… đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường hiện nay.
Mặc dù hoạt động theo các mô hình khác nhau, nhưng các HTX nông nghiệp đã và đang đáp ứng yêu cầu trợ giúp lẫn nhau trong sản xuất, đời sống của các hộ thành viên. Các tổ hợp tác đã giúp hội viên thực hiện một số dịch vụ “đầu vào” trong sản xuất như: thủy lợi, làm đất, mua bán vật tư, cây, con giống, bảo vệ sản xuất… và dịch vụ “đầu ra” tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật, trao đổi thông tin, kinh nghiệm… giúp nhau làm kinh tế, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Các HTX nông nghiệp kiểu mới đang thực hiện một sứ mệnh quan trọng là tạo “cầu nối” giữa nông dân với thị trường. Thí dụ như các HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình đều làm các khâu dịch vụ: tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y, diệt chuột, cung ứng vật tư nông nghiệp, làm đất, vệ sinh môi trường… Ngoài ra, còn có 100 HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, đại diện cho các hộ nông dân ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, cuối vụ đứng ra thu gom sản phẩm.
(Còn nữa)
HTX là cầu nối, là thành phần trong việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân. HTX không chỉ ích lợi như các tổ chức kinh tế khác, mà còn thể hiện được vai trò quan trọng trong việc chuyển tải, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến nông dân, chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn xã viên sản xuất theo vùng quy hoạch. Với Luật HTX năm 2012 và các HTX kiểu mới – kết quả sáng tạo của một bộ phận nông dân, chúng ta đang có cơ hội chuyển giai đoạn phát triển của nông nghiệp nước nhà và hội nhập quốc tế.
Theo Nhandan.org.vn
Theo Nhandan.org.vn
Ý kiến ()