Phát triển hệ sinh thái kinh tế VAC bền vững
Hệ thống sinh thái kinh tế (HSTKT) VAC sẽ được phát huy đúng mức hơn khi nhận thức nguy cơ biến đổi khí hậu (BĐKH) đầy đủ, khi tác hại của BĐKH chắc chắn ngày càng khắc nghiệt. Phát triển mạnh HSTKT VAC còn có ý nghĩa lớn trong việc chống suy thoái đa dạng sinh học.Ý nghĩa dân sinh của HSTKT VAC ngày càng nổi bật, và có tiềm năng lớn về sản xuất tự túc và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu trước hết cho gia đình và cho xã hội. Đẩy mạnh phong trào phát triển HSTKT VAC là việc làm thiết thực hưởng ứng ngày thích ứng với BĐKH (6-5) và chống suy thoái đa dạng sinh học (22-5) mà LHQ vừa phát động. Mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn đã có và có rất nhiều. Vấn đề là tổ chức tổng kết, tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường nhiệm vụ và chức năng của kinh tế vườn theo hướng hoàn thiện và phát triển hệ thống kinh tế sinh thái VAC. Cần có góc nhìn từ phía người làm vườn để hoạch định các giải pháp công nghệ, các...
Ý nghĩa dân sinh của HSTKT VAC ngày càng nổi bật, và có tiềm năng lớn về sản xuất tự túc và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu trước hết cho gia đình và cho xã hội. Đẩy mạnh phong trào phát triển HSTKT VAC là việc làm thiết thực hưởng ứng ngày thích ứng với BĐKH (6-5) và chống suy thoái đa dạng sinh học (22-5) mà LHQ vừa phát động. Mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn đã có và có rất nhiều. Vấn đề là tổ chức tổng kết, tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường nhiệm vụ và chức năng của kinh tế vườn theo hướng hoàn thiện và phát triển hệ thống kinh tế sinh thái VAC. Cần có góc nhìn từ phía người làm vườn để hoạch định các giải pháp công nghệ, các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện một số vấn đề thường làm mà chưa có kết quả như ý muốn.
Để phát triển kinh tế sinh thái VAC, địa phương nào cũng lên quy hoạch, kế hoạch, để có hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhưng đến nay, những khiếm khuyết trong kinh tế vườn chưa được khắc phục; hiệu quả thiết thực của quy hoạch, kế hoạch chưa rõ.
Phải chăng việc làm này chưa có góc nhìn từ phía người sản xuất để sát thực tế mà có quy hoạch, kế hoạch chuẩn xác? GS TSKH Trần Thế Tục, nguyên Viện trưởng Viện Rau quả Việt Nam, cho rằng việc quy hoạch còn theo ý chỉ đạo, chưa sát thực tế và chưa theo yêu cầu của người làm vườn, chưa có góc nhìn từ phía nông dân trồng cây ăn quả (CAQ). Cũng như vậy với việc xây dựng và thiết bị cho hàng loạt nhà máy chế biến trái cây chưa gắn với vùng nguyên liệu nên còn lãng phí nhiều. Người nông dân không muốn 'trồng – chặt, chặt – trồng' nhưng vì sản xuất ra mà không bán được sản phẩm, trong khi nhà máy chế biến lại thừa công suất.
Cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế vườn chưa xuất phát từ thực tế sản xuất, từ người sản xuất trái cây. Nhiều nhà máy chế biến trái cây còn dư thừa công suất là một thí dụ. Nếu như, rút bớt đầu tư vào xây dựng và trang thiết bị cho nhà máy, để đầu tư vào nhiều hạng mục cần thiết cho vùng nguyên liệu trái cây, thì không có lãng phí công suất nhà máy như hiện nay. Nếu như hạ tầng cơ sở vùng nguyên liệu được nâng cấp, vườn CAQ trong vùng nguyên liệu được kiến thiết, tu sửa hoàn chỉnh và trình độ, tay nghề nông dân sản xuất trái cây được nâng cao hướng tới thực hiện sản xuất trái cây tốt theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, thì Nhà nước không những không bị lỗ vốn, mà còn ngày một có lãi hơn! Mong rằng khi có đầu tư phát triển kinh tế vườn sẽ không có tình trạng thực hiện 'lệch hướng' như trên.
Sản xuất trái cây còn phân tán, chưa tập trung, cho nên không đủ 'chân hàng' đúng thời hạn cho xuất khẩu. Tuy nhiên sản xuất theo quy hoạch tập trung vào loại cây nào đó mà 'rớt giá' do ế ẩm thường đã xảy ra, như trái nhãn ở Vĩnh Long, sẽ dồn người làm vườn vào túng thiếu, thì làm sao mà sản xuất bền vững được, tình trạng 'trồng – chặt, chặt – trồng' lại diễn ra. Có ý kiến cho rằng nông dân cứ sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ 'nhảy vào' mua xuất khẩu. Vậy khi ế ẩm, không bán được hàng, thì bà con nông dân sinh sống bằng gì? Nếu đứng về phía nông dân, có thể có câu hỏi sao doanh nghiệp không 'nhảy vào' cùng với nông dân xây dựng vùng chuyên canh, lời cùng ăn lỗ cùng chịu? Lại có ý kiến cho rằng nông dân sản xuất theo phong trào, không nắm được thông tin thị trường. Việc này biết bao chuyên gia kinh tế, viện nghiên cứu chuyên ngành về thị trường nông sản mà vẫn dự báo sai. Vì vậy, nông dân không nắm được thông tin thị trường là lẽ đương nhiên. Hơn nữa, đa dạng nông sản từ vườn, ao, chuồng không chỉ bền vững về sinh thái, mà cả về mặt tiêu thụ.
Nếu có bao tiêu sản phẩm trong những hợp đồng có lợi cho cả người làm vườn và doanh nghiệp, thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất trái cây manh mún. Để đi đến loại hợp đồng khiến cả nông dân lẫn doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện, lại phải có Nhà nước với tòa án kinh tế nghiêm minh; đồng thời có nhà khoa học giúp nhà nông và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Có lẽ chưa có mô hình kết hợp 'bốn nhà' có sức thuyết phục cao, mặc dầu đã có một số mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông có kết quả ở một mức độ nhất định.
Giải pháp khoa học và công nghệ khả thi ngay trong hiện trạng là xây dựng vùng chuyên canh một vài loại trái cây có giá trị hàng hóa vượt trội, nhưng thực hiện vườn đa canh sẽ tạo ra được thế bền vững. Nhiều mô hình vườn CAQ sản xuất kinh doanh đa dạng được tổng kết và phổ biến. Viện CAQ miền nam khuyến cáo mạnh trồng ổi xen vào vườn cam, quýt vừa đuổi được rầy chổng cánh truyền bệnh vàng bạc, lại vừa tăng thu nhập do sản xuất trái ổi bán được. Nhiều nơi đã học tập kinh nghiệm này và thực hiện có kết quả như Viện Rau quả Việt Nam và nhiều nhà khoa học ở các nước phát triển tiếp nhận kinh nghiệm về áp dụng ở nước mình.
Vườn đa canh, nhất là VAC là giải pháp đã được bà con nông dân tiếp nhận từ lâu, bà con nông dân mong muốn được đầu tư để hoàn thiện, mong muốn được đào tạo, được tiếp nhận giống và kỹ thuật tiên tiến. Ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, hiện là Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, luôn kiên trì đóng góp vào việc phát triển VAC. Một số đơn vị thuộc Hội làm vườn Việt Nam đang thực hiện các dự án phục vụ phát triển VAC hỗ trợ bởi vốn DANIDA, ADB. Tuy là một tổ chức quần chúng ngành nghề, không được Nhà nước cấp vốn, nhưng mạng lưới tổ chức của hội rất rộng, phủ cả 63 tỉnh, thành phố, phần lớn các xã, nhiều nơi đến tận thôn, ấp và nói chung hoạt động có hiệu quả.
Vườn không chỉ đảm nhiệm cung cấp chất vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ, là một trong bốn nhóm thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày. Khi nước biển dâng cao hơn, khi hiện tượng khô hạn, ngập úng khắc nghiệt hơn, khi diện tích sản xuất cây lương thực, thực phẩm thu hẹp lại, thì vườn phải vươn lên bổ sung cho nhiệm vụ của ruộng chủ lực sản xuất nhóm thức ăn đường bột đang gặp khó khăn. Nhóm thức ăn dầu mỡ thực vật và động vật; nhóm thức ăn chứa đạm chủ yếu từ chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản đang được thực hiện trong vườn, người nông dân cần được hỗ trợ để tăng nhanh hiệu quả sản xuất.
Theo Nhandan
Ý kiến ()