Tổng sản lượng lương thực tăng từ 36.185 tấn năm 2008 lên 46.320 tấn năm 2010. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,78 lên 1,88 lần, đưa tổng diện tích gieo trồng tăng thêm 2.000ha trong vòng 3 năm trở lại đây. Sản xuất hàng hóa phát triển với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương, thuốc lá và cây thực phẩm như khoai tây. Về lâm nghiệp, với diện tích trồng mới mỗi năm 1.500ha đã đưa tỷ lệ che phủ của Hữu Lũng lên 52,2%, cao hơn so với bình quân toàn tỉnh và hình thành vùng sản xuất gỗ nguyên liệu trên địa bàn, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến.
LSO-Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp của huyện Hữu Lũng là 4,8% năm 2008, đến năm 2010 là 5,55%, cao hơn so với tăng trưởng trung bình của kinh tế nông, lâm nghiệp trong toàn tỉnh. Năm 2011, ước tổng giá trị sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp Hữu Lũng đạt trên 273 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000 đồng/người/năm, gấp đôi so với 3 năm trước đó.
|
Hoạt động sản xuất gỗ ép của Công ty TNHH một thành viên Thịnh Lộc Shinec – Ảnh: Minh Thảo |
Điểm qua những con số trên để thấy, trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã có những bước tiến vượt bậc. Với tỷ trọng chiếm xấp xỉ 36% trong cơ cấu kinh tế, nông, lâm nghiệp đã có những đóng góp quan trọng đối với tổng sản phẩm nội huyện, tạo ra sự ổn định, bền vững làm nền tảng cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Nhìn lại cách đây 5 năm, sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn Hữu Lũng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn rộng, địa hình bị chia cắt và chịu nhiều tác động của thiên tai. Trong khi đó, đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên đầu người lại thấp, phân tán, manh mún. Diện tích chủ động tưới chỉ đạt 35%.
Về vấn đề này, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết: huyện xác định phải tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt chú trọng tới giao thông nông thôn và các công trình thủy lợi đề tạo tiền đề phát triển nông nghiệp theo chiều sâu. Thực hiện chủ trương đó, một mặt địa phương phát huy tối đa hiệu quả từ sự hỗ trợ của nhà nước, mặt khác tăng cường huy động sức dân, phát huy sức mạnh nội lực để phát triển hạ tầng nông thôn.
Từ năm 2008 đến nay, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Hữu Lũng đã kiên cố hóa được 48,9km kênh mương, bê tông hóa 38,3km giao thông nông thôn. Song song với đó, huyện tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh về nguồn vốn để tập trung đầu tư các dự án giao thông trọng điểm như đường 242, 243…Trong khi đó, với nguồn vốn sự nghiệp trên 59,2 tỷ đồng, trong giai đoạn 2008-2010, toàn huyện đã kiên cố được 115km kênh mương; xây dựng mới 6 trạm bơm điện; khắc phục, nâng cấp, sửa chữa 16 công trình thủy lợi và mua máy bơm nước để hỗ trợ nông dân chống hạn.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, từ các nguồn vốn, Hữu Lũng đã đầu tư kiên cố hóa được 2 công trình thủy lợi và bổ sung thêm 4 máy bơm chống hạn. Đồng thời, toàn huyện đã huy động trên 11,4 nghìn ngày công, tăng 32,6% so với cùng kỳ, phát dọn 104 km mương tưới; xây mới 2,83km mương nội đồng…Qua đó tăng diện tích tưới chủ động từ 5.500ha lên đến 6.050ha. Đối với giao thông nông thôn, ngoài công sức huy động từ các địa phương, nhân dân đã đóng góp được trên 5 tỷ đồng góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông liên thôn, liên gia.
Đồng thời với phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, Hữu Lũng tăng cường các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ năm 2008 đến nay, với trên 1,8 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp, nông nghiệp, Hữu Lũng đã triển khai hơn 100 chương trình trồng trọt, chăn nuôi và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Theo hướng đi đó, sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng có những bước tiến nhanh chóng.
|
Chế biến gỗ ở Hữu Lũng |
Tổng sản lượng lương thực tăng từ 36.185 tấn năm 2008 lên 46.320 tấn năm 2010. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,78 lên 1,88 lần, đưa tổng diện tích gieo trồng tăng thêm 2.000ha trong vòng 3 năm trở lại đây. Sản xuất hàng hóa phát triển với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương, thuốc lá và cây thực phẩm như khoai tây. Về lâm nghiệp, với diện tích trồng mới mỗi năm 1.500ha đã đưa tỷ lệ che phủ của Hữu Lũng lên 52,2%, cao hơn so với bình quân toàn tỉnh và hình thành vùng sản xuất gỗ nguyên liệu trên địa bàn, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến.
Theo lãnh đạo UBND huyện, ước tính hết năm 2011, tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp của địa phương đạt trên 273 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người của nông dân đạt 15 triệu đồng/người/năm, tăng gấp đôi so với năm 2008. Những con số đó đã khẳng định sự phát triển vượt bậc của nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng với nền tảng là hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển hoàn thiện.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()