LSO- Với đặc trưng của một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình của Lạng Sơn bị chia cắt khá mạnh bởi đồi núi và sông suối. Những đặc điểm đó là một trở lực lớn để Lạng Sơn phát triển giao thông nông thôn (GTGN) và đây chính là một trong những sợi dây vô hình kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 38 ngày 5/8/2005, của HĐND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được ban hành như một luồng gió mới, mang đến sức bật mạnh mẽ cho GTNT, góp phần vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.Trước kia, kể cả khi nhận được nguồn hỗ trợ của tỉnh thì việc phát triển GTNT ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân được xác định là nhân dân chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của GTNT, việc huy động sức dân tham gia xây dựng GTNT là không thể trong thời điểm bấy giờ. Đang trong bế tắc, thì bất ngờ thôn Phai...
LSO- Với đặc trưng của một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình của Lạng Sơn bị chia cắt khá mạnh bởi đồi núi và sông suối. Những đặc điểm đó là một trở lực lớn để Lạng Sơn phát triển giao thông nông thôn (GTGN) và đây chính là một trong những sợi dây vô hình kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 38 ngày 5/8/2005, của HĐND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được ban hành như một luồng gió mới, mang đến sức bật mạnh mẽ cho GTNT, góp phần vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Trước kia, kể cả khi nhận được nguồn hỗ trợ của tỉnh thì việc phát triển GTNT ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân được xác định là nhân dân chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của GTNT, việc huy động sức dân tham gia xây dựng GTNT là không thể trong thời điểm bấy giờ. Đang trong bế tắc, thì bất ngờ thôn Phai Lay xung phong nhận xi măng hỗ trợ và triển khai ngay việc bê tông hóa các tuyến đường liên thôn, liên gia và chỉ trong một thời gian ngắn, các tuyến đường trong thôn đã cơ bản hoàn thiện, mang đến cho Phai Lay một diện mạo mới. Từ thôn Phai Lay sức lan tỏa của phòng trào làm đường GTNT trong toàn xã ngày càng mạnh mẽ, cho đến nay, Tô Hiệu là một trong những xã điển hình của Bình Gia về bê tông hóa và phát triển GTNT.
Cũng như Tô Hiệu, trước kia nhiều người đã khẳng định riêng xã Tú Mịch (Lộc Bình) sẽ không thể bê tông hóa nổi mét đường giao thông nào. Đến nỗi ngày đó, mỗi lần ra huyện họp, lãnh đạo xã không dám ngồi lên hàng ghế bên trên, chỉ vì phong trào làm đường GTNT quá kém. Thế nhưng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương, Tú Mịch đã có “cuộc lội ngược dòng” đầy bất ngờ, vươn lên thành xã có phong trào làm đường GTNT phát triển khá trong huyện. Ông Nguyễn La Thông, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải, nguyên Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình, khẳng định: Để phát triển GTNT, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần có sự vào cuộc quyết liệt của địa phương, trong đó công tác tuyên truyền, vận động và huy động sức dân là yếu tố quan trọng; quyết tâm để tạo ra những địa phương điển hình, từ đó nhân rộng ra các địa phương khác là một trong những giải pháp cơ bản. Sự ra đời của Nghị quyết số 38, ngày 5/8/2005 của HĐND tỉnh về việc phê chuẩn Đề án phát triển GTNT đã mang đến một luồng gió mới, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào xây dựng GTNT trong giai đoạn 2006-2010.Quán triệt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm; nhân dân làm là chính, có sự hướng dẫn hỗ trợ của nhà nước; xây dựng GTNT là sự nghiệp của toàn dân…”, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành đã nỗ lực triển khai thực hiện, tập trung vận động, tuyên truyền, đánh tan “sức ì” trong mỗi người dân để huy động tối đa các nguồn lực.
Nhân dân Lộc Bình tích cực làm đường giao thông liên thôn
Ông Nguyễn La Thông cho biết: Phải coi đây là phong trào chứ không phải giao chỉ tiêu, cào bằng, vì vậy địa phương nào làm càng tốt thì tập trung hỗ trợ càng nhiều. Với sự nỗ lực đó, mạng lưới GTNT Xứ Lạng bắt đầu có những phát triển quan trọng. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ gần 60,2 nghìn tấn xi măng cho các địa phương và khoảng 10 tỷ đồng/ năm để bảo trì hệ thống đường GTNT. Nhân dân các địa phương đã đóng góp được trên 2,5 triệu ngày công và đóng góp 5,6 tỷ đồng để làm đường GTNT. Trong khi đó, ngành chuyên môn cũng đã hoàn thành việc xây dựng và điều chỉnh phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh, các huyện, thành phố đều có quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2010… tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý, đầu tư, phát triển GTNT. Kết quả, đã thực hiện đầu tư, nâng cấp 274,6km tuyến, đoạn tuyến đường tỉnh, huyện; làm mới được 1.055km đường xã, thôn bản, ngõ xóm; bê tông hóa thêm 691,35km; rải nhựa 21,6km; rải cấp phối đá răm 13,3km GTNT. Qua đó nâng số xã, phường, thị trấn có đường ô tô đi lại được 4 mùa lên 204 xã; tỷ lệ mặt đường nhựa, bê tông cứng hóa được nâng lên 45,16% đối với tuyến đường tỉnh, huyện và đạt mức 32% với đường giao thông xã, thôn. Những kết quả này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của toàn tỉnh trong những năm qua, tạo sự đổi mới và phát triển nhanh chóng ở khu vực nông thôn.
Tuy đã đạt được những bước tiến dài trong phát triển GTNT, nhưng với đặc thù của mình, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu chung trong giai đoạn tiếp theo là duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới GTNT hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; xây dựng hệ thống đường liên thôn, liên xã tạo thành mạng lưới GTNT liên hoàn, gắn kết mạng lưới GTNT với mạng lưới giao thông quốc gia; từng bước đáp ứng các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; phát huy các tốt các tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực, phát huy nội lực; tiếp tục hỗ trợ để giúp nhân dân xây dựng nhanh hệ thống đường liên xã, liên thôn, liên gia…và tổ chức, triển khai bảo trì theo quy định. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua sẽ là nền tảng vững chắc để Lạng Sơn tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thiện hệ thống GTNT, đó cũng là nền tảng, động lực để Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.
Vũ Lê Minh
Ý kiến ()